Là một trong những nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn thời Tam quốc, Tư Mã Ý là một chính trị gia, nhà mưu lược quân sự xuất chúng và cũng là người đặt nền móng cho con cháu xây dựng triều đại Tây Tấn sau này. Ông được người đời đánh giá là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng.Là người rất thông minh, khôn khéo, đa mưu túc kế, Tư Mã Ý từng phò tá nhà Tào Ngụy nhưng đồng thời bày mưu tính kế lật đổ sự cai trị của con cháu Tào Tháo. Sinh thời, Tư Mã Ý có 2 câu nói nổi tiếng được nhiều người học hỏi trong việc xây dựng sự nghiệp. Đầu tiên là câu nói "Cả con đường không có kẻ địch". Là người thông minh xuất chúng, Tư Mã Ý có nhiều kẻ thù. Trong số này có Dương Tu. Người này từng nhiều lần tìm cách tiêu diệt Tư Mã Ý.Chuyện này bị Tào Tháo phát hiện nên đã cho người bắt giam Dương Tu vào ngục. Khi biết chuyện, Tư Mã Ý xin Tào Tháo cho gặp mặt Dương Tu. Điều này khiến Tào Tháo không khỏi ngạc nhiên nên đã hỏi Tư Mã Ý vì sao lại muốn gặp kẻ muốn trừ khử mình.Đáp lời, Tư Mã Ý nói rằng, bản thân không coi người khác là kẻ thù. Ông coi tất cả là bằng hữu hoặc sư trưởng. Điều này cho thấy Tư Mã Ý không phải là người thù dai, thích tính toán với những kẻ đối đầu với mình. Thay vào đó, ông tôn trọng đối thủ, học hỏi những điều tốt từ đối phương và không xem họ là kẻ thù mà nhất thiết cần phải tiêu diệt.Từ đây, nhiều người nhận thấy triết lý trên của Tư Mã Ý có thể áp dụng vào trong công việc. Khi làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào, mỗi người đều phải cạnh tranh với nhiều đối thủ "nặng ký". Theo đó, mỗi người hãy tôn trọng, học hỏi những kinh nghiệm, kỹ năng của đối phương để giúp bản thân ngày càng tốt hơn.Việc có đối thủ trong công việc sẽ có thể trở thành động lực giúp bạn phấn đấu đi lên, có những tiến bộ vượt bậc. Khi ấy, bạn sẽ thành công hơn trong công việc.Câu nói thứ hai mà nhiều người suy ngẫm, học hỏi từ Tư Mã Ý là: "Thất bại không xấu hổ, không đau buồn". Triết lý này được ông dạy cho các con. Cụ thể, khi từng bị lực lượng của Gia Cát Lượng đánh bại dù binh lực lớn hơn nhiều so với nhà Thục Hán, hai con của Tư Mã Ý đã tìm đến cha với tâm trạng tức giận.Thấy vậy, Tư Mã Ý hỏi hai con: "Các con muốn đến đánh trận, hay muốn đấu khí? Những người háo thắng, luôn muốn chiến thắng người khác thì có thể thắng đến cuối cùng sao? Đánh trận, trước tiên phải rèn bản lĩnh, xem thất bại không có gì đau buồn cũng không có gì xấu hổ, mới có thể thật sự cười đến cuối cùng".Từ câu nói trên của Tư Mã Ý, nhiều người nhận ra trong cuộc sống hiếm có ai chưa từng nếm trải thất bại, những điều không như ý muốn. Tuy nhiên, nếu vấp ngã, thất bại thì chúng ta không nên coi đó là sự xấu hổ hay bất hạnh.Sau khi thất bại, chúng ta hãy dũng cảm đứng lên, làm lại từ đầu. Chỉ cần tiếp tục cố gắng, theo đuổi mục tiêu đã đề ra thì sẽ có ngày lật ngược thế cờ, công thành danh toại. Lúc ấy, chúng ta sẽ vô cùng vui mừng vì những nỗ lực đã bỏ ra được đền đáp đáp xứng đáng.Mời độc giả xem video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Là một trong những nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn thời Tam quốc, Tư Mã Ý là một chính trị gia, nhà mưu lược quân sự xuất chúng và cũng là người đặt nền móng cho con cháu xây dựng triều đại Tây Tấn sau này. Ông được người đời đánh giá là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng.
Là người rất thông minh, khôn khéo, đa mưu túc kế, Tư Mã Ý từng phò tá nhà Tào Ngụy nhưng đồng thời bày mưu tính kế lật đổ sự cai trị của con cháu Tào Tháo. Sinh thời, Tư Mã Ý có 2 câu nói nổi tiếng được nhiều người học hỏi trong việc xây dựng sự nghiệp. Đầu tiên là câu nói "Cả con đường không có kẻ địch". Là người thông minh xuất chúng, Tư Mã Ý có nhiều kẻ thù. Trong số này có Dương Tu. Người này từng nhiều lần tìm cách tiêu diệt Tư Mã Ý.
Chuyện này bị Tào Tháo phát hiện nên đã cho người bắt giam Dương Tu vào ngục. Khi biết chuyện, Tư Mã Ý xin Tào Tháo cho gặp mặt Dương Tu. Điều này khiến Tào Tháo không khỏi ngạc nhiên nên đã hỏi Tư Mã Ý vì sao lại muốn gặp kẻ muốn trừ khử mình.
Đáp lời, Tư Mã Ý nói rằng, bản thân không coi người khác là kẻ thù. Ông coi tất cả là bằng hữu hoặc sư trưởng. Điều này cho thấy Tư Mã Ý không phải là người thù dai, thích tính toán với những kẻ đối đầu với mình. Thay vào đó, ông tôn trọng đối thủ, học hỏi những điều tốt từ đối phương và không xem họ là kẻ thù mà nhất thiết cần phải tiêu diệt.
Từ đây, nhiều người nhận thấy triết lý trên của Tư Mã Ý có thể áp dụng vào trong công việc. Khi làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào, mỗi người đều phải cạnh tranh với nhiều đối thủ "nặng ký". Theo đó, mỗi người hãy tôn trọng, học hỏi những kinh nghiệm, kỹ năng của đối phương để giúp bản thân ngày càng tốt hơn.
Việc có đối thủ trong công việc sẽ có thể trở thành động lực giúp bạn phấn đấu đi lên, có những tiến bộ vượt bậc. Khi ấy, bạn sẽ thành công hơn trong công việc.
Câu nói thứ hai mà nhiều người suy ngẫm, học hỏi từ Tư Mã Ý là: "Thất bại không xấu hổ, không đau buồn". Triết lý này được ông dạy cho các con. Cụ thể, khi từng bị lực lượng của Gia Cát Lượng đánh bại dù binh lực lớn hơn nhiều so với nhà Thục Hán, hai con của Tư Mã Ý đã tìm đến cha với tâm trạng tức giận.
Thấy vậy, Tư Mã Ý hỏi hai con: "Các con muốn đến đánh trận, hay muốn đấu khí? Những người háo thắng, luôn muốn chiến thắng người khác thì có thể thắng đến cuối cùng sao? Đánh trận, trước tiên phải rèn bản lĩnh, xem thất bại không có gì đau buồn cũng không có gì xấu hổ, mới có thể thật sự cười đến cuối cùng".
Từ câu nói trên của Tư Mã Ý, nhiều người nhận ra trong cuộc sống hiếm có ai chưa từng nếm trải thất bại, những điều không như ý muốn. Tuy nhiên, nếu vấp ngã, thất bại thì chúng ta không nên coi đó là sự xấu hổ hay bất hạnh.
Sau khi thất bại, chúng ta hãy dũng cảm đứng lên, làm lại từ đầu. Chỉ cần tiếp tục cố gắng, theo đuổi mục tiêu đã đề ra thì sẽ có ngày lật ngược thế cờ, công thành danh toại. Lúc ấy, chúng ta sẽ vô cùng vui mừng vì những nỗ lực đã bỏ ra được đền đáp đáp xứng đáng.
Mời độc giả xem video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.