Dưới thời Tam quốc, Tư Mã Ý là quân sư lỗi lạc của nhà Tào Ngụy. Ông từng làm việc cho Tào Phi - con trai Tào Tháo và những hậu duệ tiếp theo của nhà họ Tào.Theo các sử liệu, Tư Mã Ý là người thông minh, lắm mưu nhiều kế và có tầm nhìn xa trông rộng. Bàn về tài năng, ông và Gia Cát Lượng là kỳ phùng địch thủ, đối thủ mạnh nhất của nhau. Do vậy, nhiều người cứ ngỡ quân sư Tư Mã Ý vừa kiêng nể vừa sợ Khổng Minh nhất.Thế nhưng, nhiều sử gia nhận định điều này không chính xác. Trên thực tế, Gia Cát Lượng không phải là người khiến Tư Mã Ý run sợ, dè chừng nhất trong suốt cuộc đời. Dù là một người có tài và đầy tham vọng nhưng khi đứng trước Tào Tháo, Tư Mã Ý cực kỳ sợ hãi và chọn cách che giấu tài năng, sống nhẫn nhục suốt nhiều năm.Chỉ sau khi Tào Tháo chết, Tư Mã Ý mới dám bộc lộ hết tài năng và tham vọng quyền lực. Thậm chí, ông tạo dựng nền móng cho con cháu lật đổ nhà Tào, lập nên nhà Tây Tấn sau này.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Tư Mã Ý sợ Tào Tháo nhất là vì biết rõ nhân vật máu mặt này là người rất đa nghi và tính cách hung bạo, tàn nhẫn.Dù rất giỏi trọng dụng nhân tài để xây dựng thế lực cho mình nhưng Tào Tháo sẽ không ngần ngại loại bỏ những người thông minh, có dã tâm hơn mình.Biết được điều này nên ban đầu Tào Tháo muốn chiêu mộ Tư Mã Ý nên quân sự này tìm cớ giả bệnh để từ chối. Thế nhưng, trước nhiều cách lôi kéo của Tào Tháo, cuối cùng Tư Mã Ý chấp nhận làm việc cho nhà họ Tào để tránh khiến gia tộc gặp nguy hiểm, thậm chí là họa sát thân nếu cứ liên tục khước từ.Thêm nữa, Tào Tháo là người thông minh nên có thể khống chế hoàng đế nhà Hán để lệnh chư hầu trong bối cảnh thiên hạ loạn lạc. Với tài nhìn người, Tào Tháo có thể dễ dàng "nhìn thấu" ý đồ của những người có dã tâm như Tư Mã Ý dù ông đã cố giấu tài.Do đó, dù chiêu mộ lệnh Tư Mã Ý nhưng Tào Tháo không giao trọng trách quan trọng nào, bao gồm cả binh quyền. Thậm chí, Tào Tháo luôn đề phòng và nhắc nhở con trai là Tào Phi rằng Tư Mã Ý có tướng phản trắc, ắt sẽ không chịu đứng mãi ở dưới chân người khác.Bỏ ngoài tai lời căn dặn của cha, Tào Phi tin tưởng và trọng dụng Tư Mã Ý sau khi Tào Tháo qua đời. Nhờ vậy, Tư Mã Ý từng bước tiếm quyền, đẩy vương triều nhà Tào đến bờ vực diệt vong.Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THDT.
Dưới thời Tam quốc, Tư Mã Ý là quân sư lỗi lạc của nhà Tào Ngụy. Ông từng làm việc cho Tào Phi - con trai Tào Tháo và những hậu duệ tiếp theo của nhà họ Tào.
Theo các sử liệu, Tư Mã Ý là người thông minh, lắm mưu nhiều kế và có tầm nhìn xa trông rộng. Bàn về tài năng, ông và Gia Cát Lượng là kỳ phùng địch thủ, đối thủ mạnh nhất của nhau. Do vậy, nhiều người cứ ngỡ quân sư Tư Mã Ý vừa kiêng nể vừa sợ Khổng Minh nhất.
Thế nhưng, nhiều sử gia nhận định điều này không chính xác. Trên thực tế, Gia Cát Lượng không phải là người khiến Tư Mã Ý run sợ, dè chừng nhất trong suốt cuộc đời. Dù là một người có tài và đầy tham vọng nhưng khi đứng trước Tào Tháo, Tư Mã Ý cực kỳ sợ hãi và chọn cách che giấu tài năng, sống nhẫn nhục suốt nhiều năm.
Chỉ sau khi Tào Tháo chết, Tư Mã Ý mới dám bộc lộ hết tài năng và tham vọng quyền lực. Thậm chí, ông tạo dựng nền móng cho con cháu lật đổ nhà Tào, lập nên nhà Tây Tấn sau này.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Tư Mã Ý sợ Tào Tháo nhất là vì biết rõ nhân vật máu mặt này là người rất đa nghi và tính cách hung bạo, tàn nhẫn.
Dù rất giỏi trọng dụng nhân tài để xây dựng thế lực cho mình nhưng Tào Tháo sẽ không ngần ngại loại bỏ những người thông minh, có dã tâm hơn mình.
Biết được điều này nên ban đầu Tào Tháo muốn chiêu mộ Tư Mã Ý nên quân sự này tìm cớ giả bệnh để từ chối. Thế nhưng, trước nhiều cách lôi kéo của Tào Tháo, cuối cùng Tư Mã Ý chấp nhận làm việc cho nhà họ Tào để tránh khiến gia tộc gặp nguy hiểm, thậm chí là họa sát thân nếu cứ liên tục khước từ.
Thêm nữa, Tào Tháo là người thông minh nên có thể khống chế hoàng đế nhà Hán để lệnh chư hầu trong bối cảnh thiên hạ loạn lạc. Với tài nhìn người, Tào Tháo có thể dễ dàng "nhìn thấu" ý đồ của những người có dã tâm như Tư Mã Ý dù ông đã cố giấu tài.
Do đó, dù chiêu mộ lệnh Tư Mã Ý nhưng Tào Tháo không giao trọng trách quan trọng nào, bao gồm cả binh quyền. Thậm chí, Tào Tháo luôn đề phòng và nhắc nhở con trai là Tào Phi rằng Tư Mã Ý có tướng phản trắc, ắt sẽ không chịu đứng mãi ở dưới chân người khác.
Bỏ ngoài tai lời căn dặn của cha, Tào Phi tin tưởng và trọng dụng Tư Mã Ý sau khi Tào Tháo qua đời. Nhờ vậy, Tư Mã Ý từng bước tiếm quyền, đẩy vương triều nhà Tào đến bờ vực diệt vong.
Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THDT.