Tư Mã Ý là người đa mưu túc trí, nổi tiếng không kém Gia Cát Lượng. Ban đầu, ông phò tá cho nhà Tào Ngụy. Về sau, ông phát động cuộc chính biến Cao Bình Lăng và nắm lấy quyền lực, mở đường cho con cháu gây dựng vương triều mới. Về sau, cháu nội của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Tào Ngụy và lập ra nhà Tấn. Sau khi xưng đế, Tư Mã Viêm truy phong Tư Mã Ý làm Cao Vũ Tuyên Hoàng Đế.Dù thông minh, lắm mưu nhiều kế nhưng sinh thời, Tư Mã Ý khiếp sợ 5 nhân vật. Trong đó, người khiến Tư Mã Ý sợ nhất là Tào Tháo. Theo ghi chép, vào năm 201, ông được Tào Tháo bổ nhiệm, cho vào trong phủ giữ chức. Tuy nhiên, Tư Mã Ý không muốn làm việc dưới trướng Tào Tháo bèn lấy cớ bị trúng gió để cự tuyệt. Tuy nhiên, trước sức ép của Tào Tháo, Tư Mã Ý vẫn phải cúi đầu, ra làm việc cho nhà Tào Ngụy.Biết Tào Tháo là người đa nghi, Tư Mã Ý luôn cẩn trọng từng lời nói, hành động, không dám bộc lộ toàn bộ tài năng cũng như tham vọng của mình. Vậy nên, Tư Mã Ý không cống hiến quá mức để bị Tào Tháo nghi ngờ về lòng trung thành nhưng cũng không dám không làm gì để bị mất mạng. Tào Tháo cảnh giác đề phòng Tư Mã Ý, không giao cho người này trọng trách quan trọng. Thậm chí, trước khi chết, ông dặn dò con trai nếu Tư Mã Ý không dùng được thì cứ giết đi.Nhân vật thứ hai khiến Tư Mã Ý phải sống trong lo sợ là Tào Phi - con trai và là người thừa kế di sản của Tào Tháo. Lúc còn sống, Tào Phi rất trọng dụng Tư Mã Ý nhưng đồng thời tin lời cha nên áp chế gia tộc Tư Mã nhằm khiến nhân tài này không dám có ý định làm phản.Theo đó, Tào Phi nắm trong tay quyền sinh sát cả gia tộc Tư Mã nên Tư Mã Ý luôn thận trọng, che giấu tham vọng để tránh bị nghi ngờ, dẫn đến họa diệt vong cho gia đình. Đáng tiếc là Tào Phi chỉ làm hoàng đế 6 năm rồi qua đời. Sau đó, con cháu của Tào Phi lên ngôi nhưng không có đủ tài năng để áp chế Tư Mã Ý như trước.Gia Cát Lượng được xem là kỳ phùng địch thủ của Tư Mã Ý thời Tam Quốc. Trong các cuộc Bắc phạt do Khổng Minh thực hiện, Tư Mã Ý luôn ở thế phòng ngự. Dù quân đội nhà Thục Hán khiêu khích nhưng lực lượng do Tư Mã Ý chỉ huy chỉ luôn phòng thủ dù quân số lớn hơn.Tư Mã Ý không muốn giao chiến trực diện với Gia Cát Lượng vì không nắm chắc phần thắng. Do đó, 6 cuộc Bắc phạt của Khổng Minh đều không đạt được kết quả như dự định. Thậm chí, vào năm 234, Gia Cát Lượng lâm bệnh mất ngay trong chiến dịch Bắc Phạt lần thứ 6.Tào Chân được xem là nhân vật thứ 4 khiến Tư Mã Ý sợ hãi. Một số thông tin ghi chép người này là con nuôi của Tào Tháo. Tuy nhiên, Tam Quốc chí ghi chép Tào Chân là họ hàng xa với Tào Tháo. Được Tào Thào tin tưởng, Tào Chân từng giữ chức chỉ huy đội kỵ binh mang tên Hổ báo Kỵ, lập được nhiều công trạng.Sau khi Tào Tháo chết, Tào Chân trung thành với Tào Phi và Tào Duệ. Là người nắm trong tay binh quyền, uy phong, dũng mãnh nên Tư Mã Ý luôn tổ ra kính trọng, không dám có hành động khinh suất. Chỉ sau khi Tào Chân chết năm 231, Tư Mã Ý mới từng bước nắm binh quyền.Người thứ 5 khiến Tư Mã Ý thấp thỏm lo sợ là Trương Cáp - một vị tướng dũng mãnh, hết mực trung thành với Tào Tháo. Ông là công thần của nhà Tào Ngụy nên nhiều lần lấn lướt Tư Mã Ý trên triều cũng như chiến trường.Tuy nhiên, trong cuộc Bắc phạt lần 4 do Gia Cát Lượng phát động, Trương Cáp truy đuổi quân địch khi kẻ thù tháo chạy. Một số ghi chép cho rằng, Tư Mã Ý đã thúc ép Trương Cáp đuổi theo khiến vị tướng này mất mạng. Tư Mã Ý được cho làm như vậy vì muốn loại bỏ kẻ thù nguy hiểm.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Tư Mã Ý là người đa mưu túc trí, nổi tiếng không kém Gia Cát Lượng. Ban đầu, ông phò tá cho nhà Tào Ngụy. Về sau, ông phát động cuộc chính biến Cao Bình Lăng và nắm lấy quyền lực, mở đường cho con cháu gây dựng vương triều mới. Về sau, cháu nội của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Tào Ngụy và lập ra nhà Tấn. Sau khi xưng đế, Tư Mã Viêm truy phong Tư Mã Ý làm Cao Vũ Tuyên Hoàng Đế.
Dù thông minh, lắm mưu nhiều kế nhưng sinh thời, Tư Mã Ý khiếp sợ 5 nhân vật. Trong đó, người khiến Tư Mã Ý sợ nhất là Tào Tháo. Theo ghi chép, vào năm 201, ông được Tào Tháo bổ nhiệm, cho vào trong phủ giữ chức. Tuy nhiên, Tư Mã Ý không muốn làm việc dưới trướng Tào Tháo bèn lấy cớ bị trúng gió để cự tuyệt. Tuy nhiên, trước sức ép của Tào Tháo, Tư Mã Ý vẫn phải cúi đầu, ra làm việc cho nhà Tào Ngụy.
Biết Tào Tháo là người đa nghi, Tư Mã Ý luôn cẩn trọng từng lời nói, hành động, không dám bộc lộ toàn bộ tài năng cũng như tham vọng của mình. Vậy nên, Tư Mã Ý không cống hiến quá mức để bị Tào Tháo nghi ngờ về lòng trung thành nhưng cũng không dám không làm gì để bị mất mạng. Tào Tháo cảnh giác đề phòng Tư Mã Ý, không giao cho người này trọng trách quan trọng. Thậm chí, trước khi chết, ông dặn dò con trai nếu Tư Mã Ý không dùng được thì cứ giết đi.
Nhân vật thứ hai khiến Tư Mã Ý phải sống trong lo sợ là Tào Phi - con trai và là người thừa kế di sản của Tào Tháo. Lúc còn sống, Tào Phi rất trọng dụng Tư Mã Ý nhưng đồng thời tin lời cha nên áp chế gia tộc Tư Mã nhằm khiến nhân tài này không dám có ý định làm phản.
Theo đó, Tào Phi nắm trong tay quyền sinh sát cả gia tộc Tư Mã nên Tư Mã Ý luôn thận trọng, che giấu tham vọng để tránh bị nghi ngờ, dẫn đến họa diệt vong cho gia đình. Đáng tiếc là Tào Phi chỉ làm hoàng đế 6 năm rồi qua đời. Sau đó, con cháu của Tào Phi lên ngôi nhưng không có đủ tài năng để áp chế Tư Mã Ý như trước.
Gia Cát Lượng được xem là kỳ phùng địch thủ của Tư Mã Ý thời Tam Quốc. Trong các cuộc Bắc phạt do Khổng Minh thực hiện, Tư Mã Ý luôn ở thế phòng ngự. Dù quân đội nhà Thục Hán khiêu khích nhưng lực lượng do Tư Mã Ý chỉ huy chỉ luôn phòng thủ dù quân số lớn hơn.
Tư Mã Ý không muốn giao chiến trực diện với Gia Cát Lượng vì không nắm chắc phần thắng. Do đó, 6 cuộc Bắc phạt của Khổng Minh đều không đạt được kết quả như dự định. Thậm chí, vào năm 234, Gia Cát Lượng lâm bệnh mất ngay trong chiến dịch Bắc Phạt lần thứ 6.
Tào Chân được xem là nhân vật thứ 4 khiến Tư Mã Ý sợ hãi. Một số thông tin ghi chép người này là con nuôi của Tào Tháo. Tuy nhiên, Tam Quốc chí ghi chép Tào Chân là họ hàng xa với Tào Tháo. Được Tào Thào tin tưởng, Tào Chân từng giữ chức chỉ huy đội kỵ binh mang tên Hổ báo Kỵ, lập được nhiều công trạng.
Sau khi Tào Tháo chết, Tào Chân trung thành với Tào Phi và Tào Duệ. Là người nắm trong tay binh quyền, uy phong, dũng mãnh nên Tư Mã Ý luôn tổ ra kính trọng, không dám có hành động khinh suất. Chỉ sau khi Tào Chân chết năm 231, Tư Mã Ý mới từng bước nắm binh quyền.
Người thứ 5 khiến Tư Mã Ý thấp thỏm lo sợ là Trương Cáp - một vị tướng dũng mãnh, hết mực trung thành với Tào Tháo. Ông là công thần của nhà Tào Ngụy nên nhiều lần lấn lướt Tư Mã Ý trên triều cũng như chiến trường.
Tuy nhiên, trong cuộc Bắc phạt lần 4 do Gia Cát Lượng phát động, Trương Cáp truy đuổi quân địch khi kẻ thù tháo chạy. Một số ghi chép cho rằng, Tư Mã Ý đã thúc ép Trương Cáp đuổi theo khiến vị tướng này mất mạng. Tư Mã Ý được cho làm như vậy vì muốn loại bỏ kẻ thù nguy hiểm.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.