Gabrielle Weidner (1914 - 1945) là một trong những người hùng thầm lặng cứu sống nhiều người Do Thái khỏi cuộc diệt chủng của phát xít Đức. Bà là nhà ngôn ngữ học gốc Bỉ và sống ở Pháp trong thời gian Đức quốc xã chiếm đóng nước này.Bà Gabrielle không chỉ xinh đẹp, dịu dàng mà còn là người dũng cảm, có tấm lòng nhân hậu. Bà đã cùng em trai hỗ trợ quân kháng chiến Pháp giải cứu khoảng 800 người Do Thái.Không những vậy, bà Gabrielle tham gia các hoạt động giải cứu hơn 100 phi công thuộc lực lượng Đồng minh mắc kẹt ở Pháp, giúp họ không bị phát xít Đức bắt giữ.Về sau, hành động cứu người Do Thái và hỗ trợ quân Đồng minh của bà Gabrielle bị phát xít Đức phát hiện. Theo đó, bà bị lực lượng Gestapo bắt giữ và giam cầm trong trại tập trung Ravensbruck. Cuối cùng, bà qua đời vào ngày 17/2/1945.Tương tự bà Gabrielle, Geertruida Wijsmuller-Meijer (1896 - 1978) cũng là người hùng thầm lặng trong Thế chiến 2. Kể từ khi chính quyền Hitler tiến hành cuộc thảm sát đẫm máu nhằm vào người Do Thái ở Đức, bà Geertruida đến từ Hà Lan có hành động dũng cảm khi tham gia chiến dịch giải cứu khoảng 10.000 trẻ em.Để làm được điều này, Geertruida sử dụng các mối quan hệ trong chính quyền Đức và thuyết phục sĩ quan lực lượng SS là Adolf Eichmann cho bà tham gia nhiệm vụ trục xuất người Do Thái ra khỏi nước Đức.Theo đó, thay vì đưa những đứa trẻ Do Thái đến các trại tập trung, bà Geertruida cùng với lực lượng kháng chiến địa phương đưa họ tới Hà Lan, Anh và bắt đầu cuộc sống mới.Irena Sendler (1910 - 2008) sống ở thủ đô Warszawa, Ba Lan trong Thế chiến 2. Theo đó, bà chứng kiến phát xít Đức thực hiện các vụ bắt giữ, sát hại đẫm máu nhằm vào người Do Thái.Không ít người Do Thái ở Warszawa bị Đức quốc xã đưa tới các khu ổ chuột. Là nhân viên của Sở Phúc lợi Warsaw, bà Irena Sendler đã có điều kiện gần gũi những gia đình nghèo Do Thái từ trước khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra.Cuối năm 1942, bà Sendler tham gia phong trào kháng chiến Zegota chống phát xít của những người Ba Lan giúp người Do Thái. Theo đó, bà được phân công làm trưởng “nhóm trẻ em” gồm 20 thành viên. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Zegota là giải thoát những đứa trẻ Do Thái trước khi bị phát xít Đức giết hại.Thông qua các cách táo bạo và thông minh như giúp trẻ em Do Thái trốn qua các đường cống, đặt vào những thùng đựng thực phẩm ra vào khu ổ chuột..., bà Sendler cùng với đồng đội cứu khoảng 2.500 đứa trẻ.Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.
Gabrielle Weidner (1914 - 1945) là một trong những người hùng thầm lặng cứu sống nhiều người Do Thái khỏi cuộc diệt chủng của phát xít Đức. Bà là nhà ngôn ngữ học gốc Bỉ và sống ở Pháp trong thời gian Đức quốc xã chiếm đóng nước này.
Bà Gabrielle không chỉ xinh đẹp, dịu dàng mà còn là người dũng cảm, có tấm lòng nhân hậu. Bà đã cùng em trai hỗ trợ quân kháng chiến Pháp giải cứu khoảng 800 người Do Thái.
Không những vậy, bà Gabrielle tham gia các hoạt động giải cứu hơn 100 phi công thuộc lực lượng Đồng minh mắc kẹt ở Pháp, giúp họ không bị phát xít Đức bắt giữ.
Về sau, hành động cứu người Do Thái và hỗ trợ quân Đồng minh của bà Gabrielle bị phát xít Đức phát hiện. Theo đó, bà bị lực lượng Gestapo bắt giữ và giam cầm trong trại tập trung Ravensbruck. Cuối cùng, bà qua đời vào ngày 17/2/1945.
Tương tự bà Gabrielle, Geertruida Wijsmuller-Meijer (1896 - 1978) cũng là người hùng thầm lặng trong Thế chiến 2. Kể từ khi chính quyền Hitler tiến hành cuộc thảm sát đẫm máu nhằm vào người Do Thái ở Đức, bà Geertruida đến từ Hà Lan có hành động dũng cảm khi tham gia chiến dịch giải cứu khoảng 10.000 trẻ em.
Để làm được điều này, Geertruida sử dụng các mối quan hệ trong chính quyền Đức và thuyết phục sĩ quan lực lượng SS là Adolf Eichmann cho bà tham gia nhiệm vụ trục xuất người Do Thái ra khỏi nước Đức.
Theo đó, thay vì đưa những đứa trẻ Do Thái đến các trại tập trung, bà Geertruida cùng với lực lượng kháng chiến địa phương đưa họ tới Hà Lan, Anh và bắt đầu cuộc sống mới.
Irena Sendler (1910 - 2008) sống ở thủ đô Warszawa, Ba Lan trong Thế chiến 2. Theo đó, bà chứng kiến phát xít Đức thực hiện các vụ bắt giữ, sát hại đẫm máu nhằm vào người Do Thái.
Không ít người Do Thái ở Warszawa bị Đức quốc xã đưa tới các khu ổ chuột. Là nhân viên của Sở Phúc lợi Warsaw, bà Irena Sendler đã có điều kiện gần gũi những gia đình nghèo Do Thái từ trước khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra.
Cuối năm 1942, bà Sendler tham gia phong trào kháng chiến Zegota chống phát xít của những người Ba Lan giúp người Do Thái. Theo đó, bà được phân công làm trưởng “nhóm trẻ em” gồm 20 thành viên. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Zegota là giải thoát những đứa trẻ Do Thái trước khi bị phát xít Đức giết hại.
Thông qua các cách táo bạo và thông minh như giúp trẻ em Do Thái trốn qua các đường cống, đặt vào những thùng đựng thực phẩm ra vào khu ổ chuột..., bà Sendler cùng với đồng đội cứu khoảng 2.500 đứa trẻ.
Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.