Sau khi lên nắm quyền ở Đức, trùm phát xít Hitler thực hiện cuộc diệt chủng đẫm máu nhằm vào người Do Thái. Theo ước tính, hơn 6 triệu người Do Thái ở châu Âu bị Đức quốc xã sát hại. Trong số này có không ít trẻ em Do Thái trở thành nạn nhân của cuộc thanh lọc chủng tộc do Hitler phát động.Trong bối cảnh đó, một người hùng thầm lặng có tên Nicholas Winton đã giải cứu ít nhất 669 trẻ em Do Thái khỏi nạn diệt chủng của Đức quốc xã. Ông giữ kín bí mật này trong gần nửa thế kỷ trước khi vợ của ông biết chuyện và tiết lộ với công chúng.Mọi việc bắt đầu vào một ngày của tháng 12/1938. Khi ấy, ông Winton (sinh năm 1909 tại Anh) là nhà môi giới chứng khoán. Ông có hẹn với bạn đến Thụy Sĩ trượt tuyết. Tuy nhiên, ông đã hủy kỳ nghỉ mà không hề do dự và bay tới Praha khi người bạn Martin Blake nhờ giúp đỡ.Ông Blake khi ấy làm công việc trợ giúp những người tị nạn ở Sudetenland, khu vực phía tây của Tiệp Khắc (ngày nay là Czech và Slovakia) vừa bị Đức sáp nhập. Thành phố lúc ấy có khoảng 250.000 người dân, chủ yếu là người Do Thái.Nhiều người cảm nhận được rằng, chiến tranh sắp nổ ra. Khi Đức quốc xã châm ngòi cuộc chiến thì người dân, bao gồm cả trẻ em sẽ đối mặt với những mất mát, đau thương.Trong tình huống đó, ông Winton nhận thấy bản thân có thể giúp đỡ đưa những đứa trẻ Do Thái trốn thoát sang Anh hoặc tới các nước khác ở châu Âu. Vì vậy, sau khi suy nghĩ kỹ, ông Winton đã dùng căn phòng thuê trong khách sạn ở Praha làm nơi trung chuyển.Tại nơi này, ông Winton gặp gỡ rất nhiều cặp vợ chồng người Do Thái đang tìm cách gửi con cái mình đến một nơi an toàn để trốn khỏi việc bị Đức quốc xã bắt đưa đến các trại "tử thần".Việc đưa hàng trăm đứa trẻ đến Anh tốn rất nhiều tiền. Vì vậy, ông Winton cùng gia đình và bạn bè đi quyên tiền khắp nơi. Song song với đó, ông kêu gọi các gia đình ở Anh nhận nuôi những trẻ em Do Thái.Trong khoảng thời gian từ tháng 3 - 8/1939, ông Winton và cộng sự đã tổ chức 7 chuyến tàu đưa những đứa trẻ người Do Thái rời Praha, đi qua Đức, đến Hà Lan rồi băng qua biển Bắc bằng thuyền và cập vào bờ ở ở Essex, Anh. Sau đó, những đứa trẻ được đưa đi bằng sắt đến London. Tại đây, ông và các thành viên trong nhóm sắp xếp gia đình nhận nuôi những đứa trẻ đi tị nạn.Chuyến tàu thứ 8 vào ngày 1/9/1939 chở khoảng 250 trẻ em Do Thái không thể tới Anh thành công. Nguyên do là bởi khi ấy Hitler cho quân đánh chiếm Ba Lan. Vì vậy, tất cả các biên giới do Đức quốc xã kiểm soát đều thắt chặt an ninh. Do đó, ông Winton không thể đưa những đứa trẻ này tới nơi an toàn.Về sau, Winton trở thành sĩ quan trong Không quân Hoàng gia Anh trong Chiến tranh thế giới 2 trước khi làm việc trong các tổ chức tị nạn và hội từ thiện hỗ trợ người già. Kết thúc chiến tranh, ông kết hôn và có 3 con.Là người hùng thầm lặng cứu sống ít nhất 669 trẻ em Do Thái, năm 2003, ông Winton được Nữ hoàng Anh phong tước hiệp sĩ (Sir) vì "những phụng sự cho nhân loại". Ông cũng vinh dự nhận các huân chương, danh hiệu cao quý nhất do Tổng thống Czech trao tặng vào năm 2014. Một năm sau, ông qua đời ở tuổi 106. Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.
Sau khi lên nắm quyền ở Đức, trùm phát xít Hitler thực hiện cuộc diệt chủng đẫm máu nhằm vào người Do Thái. Theo ước tính, hơn 6 triệu người Do Thái ở châu Âu bị Đức quốc xã sát hại. Trong số này có không ít trẻ em Do Thái trở thành nạn nhân của cuộc thanh lọc chủng tộc do Hitler phát động.
Trong bối cảnh đó, một người hùng thầm lặng có tên Nicholas Winton đã giải cứu ít nhất 669 trẻ em Do Thái khỏi nạn diệt chủng của Đức quốc xã. Ông giữ kín bí mật này trong gần nửa thế kỷ trước khi vợ của ông biết chuyện và tiết lộ với công chúng.
Mọi việc bắt đầu vào một ngày của tháng 12/1938. Khi ấy, ông Winton (sinh năm 1909 tại Anh) là nhà môi giới chứng khoán. Ông có hẹn với bạn đến Thụy Sĩ trượt tuyết. Tuy nhiên, ông đã hủy kỳ nghỉ mà không hề do dự và bay tới Praha khi người bạn Martin Blake nhờ giúp đỡ.
Ông Blake khi ấy làm công việc trợ giúp những người tị nạn ở Sudetenland, khu vực phía tây của Tiệp Khắc (ngày nay là Czech và Slovakia) vừa bị Đức sáp nhập. Thành phố lúc ấy có khoảng 250.000 người dân, chủ yếu là người Do Thái.
Nhiều người cảm nhận được rằng, chiến tranh sắp nổ ra. Khi Đức quốc xã châm ngòi cuộc chiến thì người dân, bao gồm cả trẻ em sẽ đối mặt với những mất mát, đau thương.
Trong tình huống đó, ông Winton nhận thấy bản thân có thể giúp đỡ đưa những đứa trẻ Do Thái trốn thoát sang Anh hoặc tới các nước khác ở châu Âu. Vì vậy, sau khi suy nghĩ kỹ, ông Winton đã dùng căn phòng thuê trong khách sạn ở Praha làm nơi trung chuyển.
Tại nơi này, ông Winton gặp gỡ rất nhiều cặp vợ chồng người Do Thái đang tìm cách gửi con cái mình đến một nơi an toàn để trốn khỏi việc bị Đức quốc xã bắt đưa đến các trại "tử thần".
Việc đưa hàng trăm đứa trẻ đến Anh tốn rất nhiều tiền. Vì vậy, ông Winton cùng gia đình và bạn bè đi quyên tiền khắp nơi. Song song với đó, ông kêu gọi các gia đình ở Anh nhận nuôi những trẻ em Do Thái.
Trong khoảng thời gian từ tháng 3 - 8/1939, ông Winton và cộng sự đã tổ chức 7 chuyến tàu đưa những đứa trẻ người Do Thái rời Praha, đi qua Đức, đến Hà Lan rồi băng qua biển Bắc bằng thuyền và cập vào bờ ở ở Essex, Anh. Sau đó, những đứa trẻ được đưa đi bằng sắt đến London. Tại đây, ông và các thành viên trong nhóm sắp xếp gia đình nhận nuôi những đứa trẻ đi tị nạn.
Chuyến tàu thứ 8 vào ngày 1/9/1939 chở khoảng 250 trẻ em Do Thái không thể tới Anh thành công. Nguyên do là bởi khi ấy Hitler cho quân đánh chiếm Ba Lan. Vì vậy, tất cả các biên giới do Đức quốc xã kiểm soát đều thắt chặt an ninh. Do đó, ông Winton không thể đưa những đứa trẻ này tới nơi an toàn.
Về sau, Winton trở thành sĩ quan trong Không quân Hoàng gia Anh trong Chiến tranh thế giới 2 trước khi làm việc trong các tổ chức tị nạn và hội từ thiện hỗ trợ người già. Kết thúc chiến tranh, ông kết hôn và có 3 con.
Là người hùng thầm lặng cứu sống ít nhất 669 trẻ em Do Thái, năm 2003, ông Winton được Nữ hoàng Anh phong tước hiệp sĩ (Sir) vì "những phụng sự cho nhân loại". Ông cũng vinh dự nhận các huân chương, danh hiệu cao quý nhất do Tổng thống Czech trao tặng vào năm 2014. Một năm sau, ông qua đời ở tuổi 106.
Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.