Năm 1998, bộ phim Hoàn Châu cách cách từng khắc họa thành công nhân vật Lệnh Phi. Bà được miêu tả là người nhân hậu, thông minh, luôn giúp đỡ Tử Vy cùng Tiểu Yến Tử. Gần đây, Diên Hi công lược ra mắt, nhân vật Lệnh phi lại chiếm được tình cảm của khán giả nhờ tài trí hơn người.
Sau những lần được tái hiện trên màn ảnh, trong mắt khán giả Lệnh phi là phi tần được nhiều sủng ái từ hoàng đế. Những năm cuối đời, bà là người được lòng Càn Lòng nhất.
Lệnh phi (Ngụy Giai Thị, tức nhân vật Ngụy Anh Lạc trong Diên Hi công lược) sinh năm 1727, năm Ung Chính thứ năm. Xét về tuổi tác, bà kém Càn Long 16 tuổi. Cha bà là Ngụy Thanh Thái, nội quản lĩnh. Gia đình bà chỉ thuộc tầng lớp nô bộc phục vụ hoàng thất.
Theo một số ghi chép sử sách, Ngụy Giai Thị thuộc về nội vụ phủ nên vào cung theo diện cung nữ. Theo quy định thời Càn Long, cung nữ nhập cung phải có độ tuổi từ 13 đến 17. Nhiều nhà sử học cho rằng đây cũng là giai đoạn Ngụy Giai Thị tiến cung.
|
Lệnh phi khi còn sống được vua Càn Long yêu thương hết mực. - Ảnh cắt từ video phim Diên Hi Công Lược. |
Theo sử sách, Lệnh phi phi sở hữu nhan sắc đẹp tuyệt trần. Vẻ đẹp của bà được ví giống như một bức tranh thủy mặc, sâu lắng, nhưng lại khiến người khác có cảm giác thoải mái, yên bình.
Năm Càn Long thứ 9 (1745), Ngụy Giai thị trở thành Ngụy Quý nhân, rất nhanh sau đó được phong Lệnh tần, Lệnh phi rồi đến Hoàng Quý phi. Chữ Lệnh được lấy theo nghĩa “kinh thi phong nhã” với hàm ý khen Nguy Giai Thị đẹp người đẹp nết.
Tuy nhiên, trong suốt 10 năm kể từ ngày nhập cung, bà lại không thể sinh con. Trong khi đó, theo quan niệm thời Trung Hoa phong kiến, nếu một phụ nữ không thể sinh được con, sẽ bị gia đình, đặc biệt chồng ruồng bỏ, nên địa vị của bà ít nhiều cũng bị ghen ghét, đe dọa.
Mọi chuyện dần thay đổi khi Lệnh phi bước sang tuổi 29, bà lần lượt hạ sinh 4 Hoàng tử và Hai công chúa. Nhiều người nhận định do sinh được nhiều con trai, do đó Lệnh phi nhận được sự ân sủng của vua.
Đối với Càn Long, Lệnh phi còn là một người hiểu biết và có tấm lòng bao dung. Kể cả trong thời kỳ Càn Long gặp nhiều khó khăn, bà vẫn luôn ở bên cạnh, tình cảm mặn nồng như những cặp phu thê bình thường khác. Chính sự yêu thương đơn giản, nhưng đầy ấm áp này khiến vua thêm tin tưởng và sủng ái.
Bên cạnh đó, dù biết Càn Long vốn tính phòng lưu, tuy nhiên, bà luôn “nhắm mắt làm ngơ”, làm tròn bổn phận của một phi tần.
|
Chân dung Lệnh phi được vẽ lại và trong phim Diên Hi Công Lược (phải) - Ảnh: pinterest.co.uk. |
Lệnh phi thực sự là mẫu hình phụ nữ cổ đại điển hình, luôn tỏ ra tốt bụng và dịu dàng, đối xử công bằng với tất cả mọi người trong cung. Bất kể ai gặp chuyện khó khăn, bà đều cố gắng tìm cách giúp đỡ. Chính sự tính cách dịu dàng này, Càn Long luôn dành sự yêu thương và tôn trọng.
|
Hoàng Quý phi Ngụy thị sinh được 6 người con. - Ảnh cắt từ phim Diên Hi Công Lược. |
Năm Càn Long thứ 40, Hoàng Quý phi Ngụy thị qua đời, hưởng thọ 47 tuổi. Càn Long Đế vì thương tiếc nên đã ngừng triều 5 ngày để tang, ban cho bà thụy hiệu Lệnh ý Hoàng quý phi, ngoài ra còn viết một bài thơ mang tên "Lệnh ý Hoàng quý phi vãn thi" để tưởng nhớ.
Về sau, con trai Hoàng Quý phi Ngụy thị là Vĩnh Diễm được truyền ngôi và trở thành hoàng đế Gia Khánh. Hoàng Quý phi Ngụy thị được truy phong hoàng hậu. Tuy nhiên, đến giờ vẫn nhiều ý kiến cho rằng sự sủng ái của Càn Long với Lệnh Phi chỉ là nghĩa khó là tình.
Thanh sử biên triều nhận định: “Người Càn Long yêu nhất là hoàng hậu đời thứ nhất, Hiếu Hiền hoàng hậu. Người ông tin cậy nhất là Lệnh Phi”.
Nhiều ý kiến giải thích về việc Càn Long không phong hậu cho Ngụy Giai Thị. Đầu tiên là gốc gác của bà. Tổ tiên bà vốn thuộc Hán quân tương hoàng kỳ. Sau đó được cất nhắc gia nhập Tương Hoàng Kỳ Mãn Châu (nhà Thanh). Với xuất thân là người Hán cộng thêm gia thế hạng nô bộc, Lệnh Ý hoàng quý phi khó có thể trở thành hậu tại Thanh triều.
Cũng có luồng ý kiến cho rằng Càn Long ở thế bảo vệ cho hoàng đế tương lai nên không sắc phong Ngụy Giai Thị. Càn Long có nhiều con trai và các cuộc tranh đấu ngôi vị giữa các hoàng tử là rất lớn. Việc để Lệnh Phi thành hoàng hậu có thể khiến Vĩnh Diễm rơi vào thế nguy hiểm.
“Càn Long cho rằng lập Thái tử quá sớm đối với quốc gia mà nói hại nhiều hơn lợi. Nếu lập Lệnh Phi làm hoàng hậu cũng ngầm ý nói Vĩnh Diễm tương lai thành Thái tử. Càn Long không muốn bại lộ chuyện này khiến hai mẹ con rơi vào đấu tranh quyền lực”, một nhà nghiên cứu lịch sử nói trên Sohu.