1. Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, hai cánh cửa gỗ chạm rồng của chùa Phổ Minh được tạo tác vào thế kỷ 13-14, là hiện vật phản ánh sự phát triển đến đỉnh cao của nền nghệ thuật thời nhà Trần.Vốn nằm ở gian giữa của tiền đường chùa Phổ Minh, hai cánh cửa này được tạo tác từ hai tấm gỗ lim nguyên khối kích thước lớn, to dày, cao 1,92 mét, rộng 0,715 mét, trang trí đối xứng nhau.Ô trên mỗi cửa được chạm trang trí bốn con rồng chia làm hai cặp đăng đối, gồm hai cặp rồng lớn trong ô lá đề và hai cặp rồng nhỏ ở phía trên.Bộ cửa rồng của chùa Phổ Minh được coi là tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ, hiếm hoi của triều Trần bằng chất liệu gỗ, có kích thước lớn còn được lưu giữ đến nay.Trong lịch sử Việt Nam, chùa phố Minh gắn liền với sự hưng thịnh của triều Trần. Ngày nay ngôi chùa này là một di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích thời Trần ở Nam Định nói riêng và cả nước nói chung.Từ năm 2016-2019, các chuyên gia Nhật Bản đã hỗ trợ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bảo quản, tu sửa, phục chế hai cánh cửa quý giá của chùa Phổ Minh để hiện vật lấy lại vẻ đẹp gần với thuở ban đầu.2. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là nơi đang lưu giữ hai cánh cửa chạm rồng, được coi là bộ cửa đẹp nhất trong số các cánh cửa kiến trúc cổ Việt Nam.Bộ cửa này có niên đại từ thế kỷ 17, vốn là hai cánh cửa chính của tam quan chùa Keo ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Mỗi cánh cửa cao 2,2 mét, rộng 1,3 mét, được ghép từ bốn tấm gỗ nhỏ hơn.Khi khép lại, hai cánh cửa tạo thành một bức phù điêu hoàn chỉnh khắc họa đề tài “lưỡng long mẫu tử chầu nguyệt” rất sinh động. Mật độ trang trí dày đặc khiến mặt gỗ nhìn từ xa huyền ảo như gấm vóc.Với những đường chạm khắc khéo léo và điêu luyện, hai cánh cửa chạm rồng của chùa Keo thực sự là kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỉ 17.Ngược dòng lịch sử, chùa Keo Thái Bình được xây dựng từ năm 1630 đến năm 1632. Chùa mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, phỏng theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Bộ cửa chạm rồng được dựng từ thời điểm này.Hiện nay kiến trúc chùa keo Thái Bình còn giữ được nhiều tác phẩm chạm khắc gỗ đặc sắc, trong đó có giá trị nổi bật là bộ cửa rồng, mà hai cánh đã được chuyển về Bảo tàng Mỹ thuật để phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn.
1. Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, hai cánh cửa gỗ chạm rồng của chùa Phổ Minh được tạo tác vào thế kỷ 13-14, là hiện vật phản ánh sự phát triển đến đỉnh cao của nền nghệ thuật thời nhà Trần.
Vốn nằm ở gian giữa của tiền đường chùa Phổ Minh, hai cánh cửa này được tạo tác từ hai tấm gỗ lim nguyên khối kích thước lớn, to dày, cao 1,92 mét, rộng 0,715 mét, trang trí đối xứng nhau.
Ô trên mỗi cửa được chạm trang trí bốn con rồng chia làm hai cặp đăng đối, gồm hai cặp rồng lớn trong ô lá đề và hai cặp rồng nhỏ ở phía trên.
Bộ cửa rồng của chùa Phổ Minh được coi là tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ, hiếm hoi của triều Trần bằng chất liệu gỗ, có kích thước lớn còn được lưu giữ đến nay.
Trong lịch sử Việt Nam, chùa phố Minh gắn liền với sự hưng thịnh của triều Trần. Ngày nay ngôi chùa này là một di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích thời Trần ở Nam Định nói riêng và cả nước nói chung.
Từ năm 2016-2019, các chuyên gia Nhật Bản đã hỗ trợ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bảo quản, tu sửa, phục chế hai cánh cửa quý giá của chùa Phổ Minh để hiện vật lấy lại vẻ đẹp gần với thuở ban đầu.
2. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là nơi đang lưu giữ hai cánh cửa chạm rồng, được coi là bộ cửa đẹp nhất trong số các cánh cửa kiến trúc cổ Việt Nam.
Bộ cửa này có niên đại từ thế kỷ 17, vốn là hai cánh cửa chính của tam quan chùa Keo ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Mỗi cánh cửa cao 2,2 mét, rộng 1,3 mét, được ghép từ bốn tấm gỗ nhỏ hơn.
Khi khép lại, hai cánh cửa tạo thành một bức phù điêu hoàn chỉnh khắc họa đề tài “lưỡng long mẫu tử chầu nguyệt” rất sinh động. Mật độ trang trí dày đặc khiến mặt gỗ nhìn từ xa huyền ảo như gấm vóc.
Với những đường chạm khắc khéo léo và điêu luyện, hai cánh cửa chạm rồng của chùa Keo thực sự là kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỉ 17.
Ngược dòng lịch sử, chùa Keo Thái Bình được xây dựng từ năm 1630 đến năm 1632. Chùa mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, phỏng theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Bộ cửa chạm rồng được dựng từ thời điểm này.
Hiện nay kiến trúc chùa keo Thái Bình còn giữ được nhiều tác phẩm chạm khắc gỗ đặc sắc, trong đó có giá trị nổi bật là bộ cửa rồng, mà hai cánh đã được chuyển về Bảo tàng Mỹ thuật để phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn.