Nhiều bộ tiểu thuyết, phim ảnh... khắc họa hình ảnh hiệp sĩ thời Trung cổ là người gan dạ, dũng mãnh và là người hùng trừ gian diệt bạo, luôn bảo vệ lẽ phải và những người yếu thế.Hiệp sĩ thời Trung cổ cũng được miêu tả là người lãng mạn và tài năng ở nhiều lĩnh vực như thơ ca, hội họa.Thế nhưng, các chuyên gia, nhà sử học chỉ ra cuộc sống của hiệp sĩ thời Trung cổ trên thực tế không hề hoàn hảo giống như trong phim ảnh, giai thoại dân gian.Cụ thể, cuộc sống của hiệp sĩ thường khá khó khăn và gian khổ chứ không hề huy hoàng. Họ phải luyện tập võ nghệ và sử dụng nhiều loại vũ khí để trở thành một chiến binh.Sau khi được vua hoặc lãnh chúa phong tước hiệp sĩ, họ phải tuân thủ mọi quy định dành cho một hiệp sĩ.Trong số này, đáng chú ý là quy định hiệp sĩ không bao giờ được phép chạy trốn trên chiến trường. Điều này có nghĩa hiệp sĩ không được hèn nhát, tháo chạy khi đối đầu với kẻ thù mạnh và nguy hiểm.Đổi lại, hiệp sĩ được trả lương bằng vàng bạc và đôi khi là được lãnh chúa, nhà vua thường cho cai quản vùng đất rộng lớn. Khi ấy, họ có thể thu thuế của người dân và trở thành quý tộc.Thêm nữa, hiệp sĩ thường phải mặc bộ áo giáp vô cùng nặng nề, thường nặng khoảng 50 - 60 kg. Mỗi lần khoác lên người bộ áo giáp nặng như trên, các hiệp sĩ gặp nhiều khó khăn trong di chuyển cũng như bất tiện trong việc vệ sinh cá nhân hàng ngày.Hiệp sĩ cũng giống như nhiều người dân bình thường khi phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực sau mỗi trận đấu trên chiến trường.Do thường xuyên chứng kiến cảnh chém giết, một số hiệp sĩ có thể đối mặt với sự trầm cảm, sợ hãi, bất lực hay những rối loạn tâm lý khác. Những điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của hiệp sĩ.Mời quý độc giả xem video: Hiệp sĩ đường phố "quét sạch" tội phạm ở Bình Dương (nguồn: VTC14).
Nhiều bộ tiểu thuyết, phim ảnh... khắc họa hình ảnh hiệp sĩ thời Trung cổ là người gan dạ, dũng mãnh và là người hùng trừ gian diệt bạo, luôn bảo vệ lẽ phải và những người yếu thế.
Hiệp sĩ thời Trung cổ cũng được miêu tả là người lãng mạn và tài năng ở nhiều lĩnh vực như thơ ca, hội họa.
Thế nhưng, các chuyên gia, nhà sử học chỉ ra cuộc sống của hiệp sĩ thời Trung cổ trên thực tế không hề hoàn hảo giống như trong phim ảnh, giai thoại dân gian.
Cụ thể, cuộc sống của hiệp sĩ thường khá khó khăn và gian khổ chứ không hề huy hoàng. Họ phải luyện tập võ nghệ và sử dụng nhiều loại vũ khí để trở thành một chiến binh.
Sau khi được vua hoặc lãnh chúa phong tước hiệp sĩ, họ phải tuân thủ mọi quy định dành cho một hiệp sĩ.
Trong số này, đáng chú ý là quy định hiệp sĩ không bao giờ được phép chạy trốn trên chiến trường. Điều này có nghĩa hiệp sĩ không được hèn nhát, tháo chạy khi đối đầu với kẻ thù mạnh và nguy hiểm.
Đổi lại, hiệp sĩ được trả lương bằng vàng bạc và đôi khi là được lãnh chúa, nhà vua thường cho cai quản vùng đất rộng lớn. Khi ấy, họ có thể thu thuế của người dân và trở thành quý tộc.
Thêm nữa, hiệp sĩ thường phải mặc bộ áo giáp vô cùng nặng nề, thường nặng khoảng 50 - 60 kg. Mỗi lần khoác lên người bộ áo giáp nặng như trên, các hiệp sĩ gặp nhiều khó khăn trong di chuyển cũng như bất tiện trong việc vệ sinh cá nhân hàng ngày.
Hiệp sĩ cũng giống như nhiều người dân bình thường khi phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực sau mỗi trận đấu trên chiến trường.
Do thường xuyên chứng kiến cảnh chém giết, một số hiệp sĩ có thể đối mặt với sự trầm cảm, sợ hãi, bất lực hay những rối loạn tâm lý khác. Những điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của hiệp sĩ.
Mời quý độc giả xem video: Hiệp sĩ đường phố "quét sạch" tội phạm ở Bình Dương (nguồn: VTC14).