Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc là cung điện hoàng gia nổi tiếng thế giới với kiến trúc độc đáo. Với tổng diện tích lên tới 720.000 m2, Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 - 1420. Kể từ khi hoàn thành, cung điện lộng lẫy này trở thành nơi ở của hoàng tộc nhà Minh và nhà Thanh cũng như là trung tâm chính trị của Trung Quốc suốt 500 năm.Khi tìm hiểu về Tử Cấm Thành, các chuyên gia phát hiện 3 đại điện trong cung điện gồm: Thái Hòa, Trung Thái Hòa, Bảo Thái Hòa hiện nay có diện tích nhỏ hơn so với thiết kế ban đầu.Cụ thể, 3 chính điện ban đầu của Tử Cấm Thành là: Phụng Thiên, Hoa Cái và Cẩn Thân. Diện tích của 3 chính điện này rất lớn nên khoảng cách giữa các điện chỉ khoảng 10m."Minh Thực Lục" ghi chép điện Phụng Thiên bên trong Tử Cấm Thành có chiều dài khoảng 95m và rộng khoảng 47m. Diện tích của điện Phụng Thiên lớn gấp đôi phiên bản được dựng lại sau này của nó là điện Thái Hòa.Trong 2 thế kỷ tiếp theo, 3 chính điện xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn nghiêm trọng do diện tích quá lớn, được xây dựng chủ yếu bằng gỗ và khoảng cách quá gần khiến lửa dễ dàng lan rộng. Theo đó, triều đình đã bỏ ra nhiều tiền bạc và nhân công để tu sửa 3 chính điện này.Năm 1562, hoàng đế Gia Tĩnh của nhà Minh quyết định đổi tên 3 chính điện với hy vọng sẽ giúp "thay đổi vận hạn". Do vậy, Phụng Thiên đổi thành Hoàng Cực, Hoa Cái đổi thành Trung Cực, Cẩn Thân đổi thành Kiến Cực.Tuy nhiên, điều này không giúp 3 chính điện của Tử Cấm Thành bình yên vô sự, không bị "bà hỏa" tìm đến. Trong đó, vụ cháy xảy ra năm 1597 nghiêm trọng hơn cả. Khi ấy, điện Phụng Thiên, Hoa Cái và Cẩn Thân gặp hỏa hoạn lớn do sét đánh. Sự việc này khiến công trình bị hư hại nặng.Do vậy, các đại thần trong triều đình dâng tấu đề nghị hoàng đế Thiên Khải giảm quy mô 3 chính điện, chuyển nền móng điện Hoàng Cực về phía nam và nền móng điện Kiến Cực về phía bắc. Kế hoạch này được nhà vua phê chuẩn.Ba chính điện được xây mới với quy mô nhỏ hơn ban đầu và hoàn thành vào năm 1627. Theo các chuyên gia, diện tích 3 chính điện mới chỉ bằng 1/2 so với quy mô ban đầu. Thêm nữa, khoảng cách giữa 3 chính điện tăng lên 30m, tức gấp 3 lần so với kiến trúc đầu tiên.Vào năm 1645, hoàng đế Thuận Trị của nhà Thanh quyết định đổi tên điện Hoàng Cực thành Thái Hòa, Trung Cực thành Trung Hòavà Kiến Cực thành Bảo Hòa. Ba đại điện này vẫn xảy ra một số trận hỏa hoạn nhưng quy mô không lớn và không gây thiệt hại nghiêm trọng như trước. Nhờ vậy, các đại điện này còn khá nguyên vẹn đến ngày nay.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc là cung điện hoàng gia nổi tiếng thế giới với kiến trúc độc đáo. Với tổng diện tích lên tới 720.000 m2, Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 - 1420. Kể từ khi hoàn thành, cung điện lộng lẫy này trở thành nơi ở của hoàng tộc nhà Minh và nhà Thanh cũng như là trung tâm chính trị của Trung Quốc suốt 500 năm.
Khi tìm hiểu về Tử Cấm Thành, các chuyên gia phát hiện 3 đại điện trong cung điện gồm: Thái Hòa, Trung Thái Hòa, Bảo Thái Hòa hiện nay có diện tích nhỏ hơn so với thiết kế ban đầu.
Cụ thể, 3 chính điện ban đầu của Tử Cấm Thành là: Phụng Thiên, Hoa Cái và Cẩn Thân. Diện tích của 3 chính điện này rất lớn nên khoảng cách giữa các điện chỉ khoảng 10m.
"Minh Thực Lục" ghi chép điện Phụng Thiên bên trong Tử Cấm Thành có chiều dài khoảng 95m và rộng khoảng 47m. Diện tích của điện Phụng Thiên lớn gấp đôi phiên bản được dựng lại sau này của nó là điện Thái Hòa.
Trong 2 thế kỷ tiếp theo, 3 chính điện xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn nghiêm trọng do diện tích quá lớn, được xây dựng chủ yếu bằng gỗ và khoảng cách quá gần khiến lửa dễ dàng lan rộng. Theo đó, triều đình đã bỏ ra nhiều tiền bạc và nhân công để tu sửa 3 chính điện này.
Năm 1562, hoàng đế Gia Tĩnh của nhà Minh quyết định đổi tên 3 chính điện với hy vọng sẽ giúp "thay đổi vận hạn". Do vậy, Phụng Thiên đổi thành Hoàng Cực, Hoa Cái đổi thành Trung Cực, Cẩn Thân đổi thành Kiến Cực.
Tuy nhiên, điều này không giúp 3 chính điện của Tử Cấm Thành bình yên vô sự, không bị "bà hỏa" tìm đến. Trong đó, vụ cháy xảy ra năm 1597 nghiêm trọng hơn cả. Khi ấy, điện Phụng Thiên, Hoa Cái và Cẩn Thân gặp hỏa hoạn lớn do sét đánh. Sự việc này khiến công trình bị hư hại nặng.
Do vậy, các đại thần trong triều đình dâng tấu đề nghị hoàng đế Thiên Khải giảm quy mô 3 chính điện, chuyển nền móng điện Hoàng Cực về phía nam và nền móng điện Kiến Cực về phía bắc. Kế hoạch này được nhà vua phê chuẩn.
Ba chính điện được xây mới với quy mô nhỏ hơn ban đầu và hoàn thành vào năm 1627. Theo các chuyên gia, diện tích 3 chính điện mới chỉ bằng 1/2 so với quy mô ban đầu. Thêm nữa, khoảng cách giữa 3 chính điện tăng lên 30m, tức gấp 3 lần so với kiến trúc đầu tiên.
Vào năm 1645, hoàng đế Thuận Trị của nhà Thanh quyết định đổi tên điện Hoàng Cực thành Thái Hòa, Trung Cực thành Trung Hòavà Kiến Cực thành Bảo Hòa. Ba đại điện này vẫn xảy ra một số trận hỏa hoạn nhưng quy mô không lớn và không gây thiệt hại nghiêm trọng như trước. Nhờ vậy, các đại điện này còn khá nguyên vẹn đến ngày nay.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.