Cố Cung hay còn gọi Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc là một trong những cung điện hoàng gia lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới. Công trình tráng lệ này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1987.Với diện tích 720.000 m2, Tử Cấm Thành có 9.999 phòng với các kích thước và kiến trúc khác nhau. Khi tìm hiểu về cung điện hoàng gia này, công chúng biết được vật liệu chính được sử dụng để xây các căn phòng là gỗ.Đây là vật liệu rất dễ bén lửa nếu xảy ra hỏa hoạn. Điều khó tin là trải qua 24 đời hoàng đế (gồm 14 hoàng đế triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh), các kiến trúc bên trong Tử Cấm Thành với kết cấu chủ yếu bằng gỗ không bị phá hủy.Theo các sử liệu, kể từ khi hoàn thành vào năm 1420 và trải qua 24 triều vua, Tử Cấm Thành xảy ra gần 100 vụ cháy có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến những trận hỏa hoạn này chủ yếu do việc đốt đèn, nến, bắn pháo hoa, đốt lò sưởi hay sét đánh.Dưới thời nhà Minh, một vụ cháy nghiêm trọng từng xảy ra ở điện Thái Hòa, điện Trung Hòa và điện Bảo Hòa vào năm 1422.Kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân gây ra vụ cháy là do sét đánh. Phải mất 3 năm, triều đình mới trùng tu, sửa chữa 3 điện chính trở lại dáng vẻ ban đầu.Đến thời nhà Thanh, các hoàng đế đặc biệt chú ý đến việc chống cháy ở Tử Cấm Thành. Trong đó, triều đình quy định chi tiết về việc đốt lửa, thắp nến...Đồng thời, khắp Cố Cung bố trí hơn 300 vạc nước. Mỗi vạc có thể chứa tới 3.000 lít nước và luôn đổ đầy nước. Chúng được đặt gần các cung để có thể sử dụng khi xảy ra hỏa hoạn.Thêm nữa, dưới thời hoàng đế Khang Hy, một lực lượng chữa cháy được thành lập với quy mô khoảng 100 - 200 người. Khi xảy ra hỏa hoạn, lực lượng chuyên trách này nhanh chóng tới hiện trường để dập tắt, khống chế "bà hỏa".Nhờ những giải pháp trên, các vụ hỏa hoạn xảy ra ở Tử Cấm Thành ngày càng ít nghiêm trọng hơn. Vậy nên, cung điện hoàng gia này còn gần như nguyên vẹn đến ngày nay.Mời độc giả xem video: Hà Nội: Cháy quán cà phê lúc rạng sáng, 1 phụ nữ tử vong. Nguồn: THDT.
Cố Cung hay còn gọi Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc là một trong những cung điện hoàng gia lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới. Công trình tráng lệ này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1987.
Với diện tích 720.000 m2, Tử Cấm Thành có 9.999 phòng với các kích thước và kiến trúc khác nhau. Khi tìm hiểu về cung điện hoàng gia này, công chúng biết được vật liệu chính được sử dụng để xây các căn phòng là gỗ.
Đây là vật liệu rất dễ bén lửa nếu xảy ra hỏa hoạn. Điều khó tin là trải qua 24 đời hoàng đế (gồm 14 hoàng đế triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh), các kiến trúc bên trong Tử Cấm Thành với kết cấu chủ yếu bằng gỗ không bị phá hủy.
Theo các sử liệu, kể từ khi hoàn thành vào năm 1420 và trải qua 24 triều vua, Tử Cấm Thành xảy ra gần 100 vụ cháy có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến những trận hỏa hoạn này chủ yếu do việc đốt đèn, nến, bắn pháo hoa, đốt lò sưởi hay sét đánh.
Dưới thời nhà Minh, một vụ cháy nghiêm trọng từng xảy ra ở điện Thái Hòa, điện Trung Hòa và điện Bảo Hòa vào năm 1422.
Kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân gây ra vụ cháy là do sét đánh. Phải mất 3 năm, triều đình mới trùng tu, sửa chữa 3 điện chính trở lại dáng vẻ ban đầu.
Đến thời nhà Thanh, các hoàng đế đặc biệt chú ý đến việc chống cháy ở Tử Cấm Thành. Trong đó, triều đình quy định chi tiết về việc đốt lửa, thắp nến...
Đồng thời, khắp Cố Cung bố trí hơn 300 vạc nước. Mỗi vạc có thể chứa tới 3.000 lít nước và luôn đổ đầy nước. Chúng được đặt gần các cung để có thể sử dụng khi xảy ra hỏa hoạn.
Thêm nữa, dưới thời hoàng đế Khang Hy, một lực lượng chữa cháy được thành lập với quy mô khoảng 100 - 200 người. Khi xảy ra hỏa hoạn, lực lượng chuyên trách này nhanh chóng tới hiện trường để dập tắt, khống chế "bà hỏa".
Nhờ những giải pháp trên, các vụ hỏa hoạn xảy ra ở Tử Cấm Thành ngày càng ít nghiêm trọng hơn. Vậy nên, cung điện hoàng gia này còn gần như nguyên vẹn đến ngày nay.
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Cháy quán cà phê lúc rạng sáng, 1 phụ nữ tử vong. Nguồn: THDT.