Từ Hi Thái hậu được đánh giá là một trong 3 người phụ nữ quyền lực nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa. Hai người phụ nữ còn lại là: Võ Tắc Thiên thời Đường và Lã Hậu thời Hán.Là phi tần của hoàng đế Thanh Văn Tông Hàm Phong, Từ Hi Thái hậu còn là mẹ của hoàng đế Đồng Trị nên có địa vị lớn trong cung. Sau khi trở thành thái hậu, bà được xưng tụng là "lão Phật gia" và nắm quyền cai trị nhà Thanh trong gần 50 năm.Với quyền lực khuynh đảo triều chính, thậm chí còn lớn hơn cả hoàng đế, Từ Hi Thái hậu có cuộc sống vương giả, xa hoa hơn cả hoàng đế. Trong số này có việc "Lão Phật gia" chi rất nhiều tiền cho nhu cầu ăn mặc, làm đẹp...Một số sử sách ghi chép Từ Hi Thái hậu có hàng ngàn bộ trang phục khác nhau. Những bộ trang phục của bà thường may bằng lụa và có đính thêm ngọc trai, đá quý... hảo hạng. Bà cũng thường cài rất nhiều thứ trang sức, trâm ngọc, trâm vàng... trên tóc.Từ Hi Thái hậu có một nhà bếp riêng được xây dựng bên trong Tử Cấm Thành được gọi là "Bếp Tây". Các đầu bếp tại đây có thể làm hơn 400 loại bánh ngọt, 4.000 món ăn chỉ để phục vụ cho vị thái hậu quyền lực này.Theo cuốn Từ Hi Thái hậu của tác giả Từ Triệt - học giả và chuyên gia về nhà Thanh, mỗi bữa ăn của "lão Phật gia" có đến 120 món. Tuy nhiên, bà thường chỉ ăn 2, 3 thìa mỗi món vì sợ bị đầu độc.Sự xa hoa của Từ Hi Thái hậu khiến hậu thế kinh ngạc hơn khi bà có đường sắt riêng để di chuyển trong hoàng cung. Lý Hồng Chương - đại thần nhà Thanh có tư tưởng cải cách chính là người đưa ra đề nghị làm một tuyến đường sắt đặc biệt trong Tây Uyển - khu vườn ở phía tây Tử Cấm Thành. Ông đưa ra kế hoạch tốn kém này nhằm lấy lòng Từ Hi Thái hậu và nhận được sự ủng hộ của bà cho việc phát triển hệ thống đường sắt.Tây Uyển có hồ Bắc Hải và hồ Trung Nam Hải. Đây là nơi mà Từ Hi Thái hậu sinh sống chủ yếu sau năm 1888. Từ Hi Thái hậu thông qua kế hoạch xây dựng đường sắt trong cung. Theo đó, quá trình xây dựng bắt đầu vào năm 1886 và hoàn thành sau 2 năm.Sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt dài 1.510m xuất phát gần Nghi Loan Điện - nơi ở của Từ Hi ở Trung Nam Hải và chạy thẳng đến Tĩnh Tâm Trai ở Bắc Hải - nơi "lão Phật gia" dùng bữa.Tuyến đường sắt trong Tử Cấm Thành này có một trạm dừng ở giữa ngay tại Tử Quang Các nên được đặt tên là "đường sắt Tử Quang Các". Đáng buồn là tuyến đường sắt dành riêng cho Từ Hi Thái hậu bị phá hủy khi liên quân 8 nước tiến vào Tử Cấm Thành năm 1900.Mời độc giả xem video: Các cặp đôi Trung Quốc chi mạnh cho các bộ ảnh cưới chụp trong nhà. Nguồn: VTV24.
Từ Hi Thái hậu được đánh giá là một trong 3 người phụ nữ quyền lực nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa. Hai người phụ nữ còn lại là: Võ Tắc Thiên thời Đường và Lã Hậu thời Hán.
Là phi tần của hoàng đế Thanh Văn Tông Hàm Phong, Từ Hi Thái hậu còn là mẹ của hoàng đế Đồng Trị nên có địa vị lớn trong cung. Sau khi trở thành thái hậu, bà được xưng tụng là "lão Phật gia" và nắm quyền cai trị nhà Thanh trong gần 50 năm.
Với quyền lực khuynh đảo triều chính, thậm chí còn lớn hơn cả hoàng đế, Từ Hi Thái hậu có cuộc sống vương giả, xa hoa hơn cả hoàng đế. Trong số này có việc "Lão Phật gia" chi rất nhiều tiền cho nhu cầu ăn mặc, làm đẹp...
Một số sử sách ghi chép Từ Hi Thái hậu có hàng ngàn bộ trang phục khác nhau. Những bộ trang phục của bà thường may bằng lụa và có đính thêm ngọc trai, đá quý... hảo hạng. Bà cũng thường cài rất nhiều thứ trang sức, trâm ngọc, trâm vàng... trên tóc.
Từ Hi Thái hậu có một nhà bếp riêng được xây dựng bên trong Tử Cấm Thành được gọi là "Bếp Tây". Các đầu bếp tại đây có thể làm hơn 400 loại bánh ngọt, 4.000 món ăn chỉ để phục vụ cho vị thái hậu quyền lực này.
Theo cuốn Từ Hi Thái hậu của tác giả Từ Triệt - học giả và chuyên gia về nhà Thanh, mỗi bữa ăn của "lão Phật gia" có đến 120 món. Tuy nhiên, bà thường chỉ ăn 2, 3 thìa mỗi món vì sợ bị đầu độc.
Sự xa hoa của Từ Hi Thái hậu khiến hậu thế kinh ngạc hơn khi bà có đường sắt riêng để di chuyển trong hoàng cung. Lý Hồng Chương - đại thần nhà Thanh có tư tưởng cải cách chính là người đưa ra đề nghị làm một tuyến đường sắt đặc biệt trong Tây Uyển - khu vườn ở phía tây Tử Cấm Thành. Ông đưa ra kế hoạch tốn kém này nhằm lấy lòng Từ Hi Thái hậu và nhận được sự ủng hộ của bà cho việc phát triển hệ thống đường sắt.
Tây Uyển có hồ Bắc Hải và hồ Trung Nam Hải. Đây là nơi mà Từ Hi Thái hậu sinh sống chủ yếu sau năm 1888. Từ Hi Thái hậu thông qua kế hoạch xây dựng đường sắt trong cung. Theo đó, quá trình xây dựng bắt đầu vào năm 1886 và hoàn thành sau 2 năm.
Sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt dài 1.510m xuất phát gần Nghi Loan Điện - nơi ở của Từ Hi ở Trung Nam Hải và chạy thẳng đến Tĩnh Tâm Trai ở Bắc Hải - nơi "lão Phật gia" dùng bữa.
Tuyến đường sắt trong Tử Cấm Thành này có một trạm dừng ở giữa ngay tại Tử Quang Các nên được đặt tên là "đường sắt Tử Quang Các". Đáng buồn là tuyến đường sắt dành riêng cho Từ Hi Thái hậu bị phá hủy khi liên quân 8 nước tiến vào Tử Cấm Thành năm 1900.
Mời độc giả xem video: Các cặp đôi Trung Quốc chi mạnh cho các bộ ảnh cưới chụp trong nhà. Nguồn: VTV24.