Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, là nhà chính trị, quân sư xuất sắc thời Tam quốc. Ông là khai quốc công thần của nhà Thục Hán đồng thời giúp Lưu Bị hình thành thế chân vạc cùng với Đông Ngô, Tào Ngụy.Suốt cả cuộc đời, Gia Cát Lượng hết mực trung thành với nhà Thục Hán. Ông phò tá 2 đời quân chủ là Lưu Bị và Lưu Thiện. Vào năm 234 sau Công Nguyên, Khổng Minh qua đời vì bệnh nặng. Khi ấy, ông 53 tuổi.Trước khi chết, Gia Cát Lượng để lại di ngôn nhờ Lưu Thiện - con trai Lựu Bị lo hậu sự cho mình. Theo đó, ông muốn được chôn cất tại núi Định Quân. Ngọn núi này ngày nay thuộc thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.Khổng Minh trăn trối với Lưu Thiện rằng, sau khi qua đời, hãy để vài người khiêng quan tài ông về Hán Trung. Khi nào dây từng đứt thì đào mộ chôn cất tại đó.Các chuyên gia phong thủy nhận định núi Định Quân có địa hình phức tạp, sườn núi uốn lượn nhấp nhô và được coi là có phong thủy tốt.Lưu Thiện làm theo lời trăn trối của Gia Cát Lượng. Sau khi thừa tướng qua đời, ông hoàng này hạ lệnh cho 4 người khiêng quan tài tới Hán Trung và căn dặn chỉ khi nào dây thừng đứt thì mới chôn cất.Tuy nhiên, 4 người được cử đi cảm thấy mệt mỏi vì đi vài ngày mà dây thừng chưa đứt. Theo đó, họ bàn nhau đào mộ chôn cất Gia Cát Lượng rồi quay về bẩm báo là đã làm theo đúng mệnh lệnh.Tuy nhiên, lời nói dối của 4 người này không qua mắt được Lưu Thiện. Vị hoàng đế nhà Thục Hán biết được dây thừng không thể đứt nhanh như vậy. Vậy nên, ông cho người tra hỏi 4 kẻ trên. Cuối cùng, 4 người này khai nhận toàn bộ.Trong lúc tức giận, Lưu Thiện ra lệnh xử tử cả 4 người trên. Khi bình tĩnh trở lại, ông mới nhớ ra chưa hỏi họ về vị trí chôn cất Gia Cát Lượng.Sau này, Lưu Thiện cho người đi tìm nhưng không thể xác định được vị trí mộ phần của Khổng Minh. Đến tận ngày nay, bí ẩn này vẫn chưa được giải mã dù các chuyên gia nỗ lực tìm kiếm.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, là nhà chính trị, quân sư xuất sắc thời Tam quốc. Ông là khai quốc công thần của nhà Thục Hán đồng thời giúp Lưu Bị hình thành thế chân vạc cùng với Đông Ngô, Tào Ngụy.
Suốt cả cuộc đời, Gia Cát Lượng hết mực trung thành với nhà Thục Hán. Ông phò tá 2 đời quân chủ là Lưu Bị và Lưu Thiện. Vào năm 234 sau Công Nguyên, Khổng Minh qua đời vì bệnh nặng. Khi ấy, ông 53 tuổi.
Trước khi chết, Gia Cát Lượng để lại di ngôn nhờ Lưu Thiện - con trai Lựu Bị lo hậu sự cho mình. Theo đó, ông muốn được chôn cất tại núi Định Quân. Ngọn núi này ngày nay thuộc thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Khổng Minh trăn trối với Lưu Thiện rằng, sau khi qua đời, hãy để vài người khiêng quan tài ông về Hán Trung. Khi nào dây từng đứt thì đào mộ chôn cất tại đó.
Các chuyên gia phong thủy nhận định núi Định Quân có địa hình phức tạp, sườn núi uốn lượn nhấp nhô và được coi là có phong thủy tốt.
Lưu Thiện làm theo lời trăn trối của Gia Cát Lượng. Sau khi thừa tướng qua đời, ông hoàng này hạ lệnh cho 4 người khiêng quan tài tới Hán Trung và căn dặn chỉ khi nào dây thừng đứt thì mới chôn cất.
Tuy nhiên, 4 người được cử đi cảm thấy mệt mỏi vì đi vài ngày mà dây thừng chưa đứt. Theo đó, họ bàn nhau đào mộ chôn cất Gia Cát Lượng rồi quay về bẩm báo là đã làm theo đúng mệnh lệnh.
Tuy nhiên, lời nói dối của 4 người này không qua mắt được Lưu Thiện. Vị hoàng đế nhà Thục Hán biết được dây thừng không thể đứt nhanh như vậy. Vậy nên, ông cho người tra hỏi 4 kẻ trên. Cuối cùng, 4 người này khai nhận toàn bộ.
Trong lúc tức giận, Lưu Thiện ra lệnh xử tử cả 4 người trên. Khi bình tĩnh trở lại, ông mới nhớ ra chưa hỏi họ về vị trí chôn cất Gia Cát Lượng.
Sau này, Lưu Thiện cho người đi tìm nhưng không thể xác định được vị trí mộ phần của Khổng Minh. Đến tận ngày nay, bí ẩn này vẫn chưa được giải mã dù các chuyên gia nỗ lực tìm kiếm.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.