Gia Cát Lượng (181 - 234) tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự và là nhà phát minh nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam quốc. Ông có công lớn trong việc đặt nền móng xây dựng nhà Thục Hán.Theo các tài liệu, Gia Cát Lượng được ca ngợi là có tài năng hơn người, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý và có khả năng liệu sự như thần.Trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa", Gia Cát Lượng khiến nhiều người ngưỡng mộ với các giai thoại như: "Khẩu chiến với đám nho sĩ", "Thuyền cỏ mượn tên", "Mượn gió Đông", "Ba lần chọc tức Chu Du"…Một số chuyên gia cho rằng, tài năng của Gia Cát Lượng đã bị thổi phồng quá mức. Theo quan điểm này, Khổng Minh đúng là người tài khi có nhiều kế sách tuyệt vời giúp nhà Thục Hán vững mạnh, hình thành nên thế chân vạc trong thời Tam quốc.Tuy nhiên, khi Gia Cát Lượng so tài với Chu Du và Tư Mã Ý, quân sư nổi tiếng của nhà Thục Hán không hề bách chiến bách thắng. Cụ thể, trong thời gian đầu phò tá nhà Tào Ngụy, Tư Mã Ý luôn thận trọng, không dám bộc lộ toàn bộ tài năng trước mặt Tào Tháo để bảo vệ bản thân, gia tộc.Kể từ khi Tào Phi lên nắm quyền, Tư Mã Ý mới hoàn toàn bộc lộ tài năng của mình giúp nhà Tào Ngụy giành được nhiều thắng lợi trước nhà Thục Hán và Đông Ngô.Gia Cát Lượng từng nhận xét Tư Mã Ý là một người không dễ đối phó. Quả thực, từ năm 228 - 234, Gia Cát Lượng có 5 lần chủ động đem quân tiến hành Bắc phạt nhưng đều không giành được thắng lợi trước nhà Tào Ngụy.Một trong những nguyên do khiến Gia Cát Lượng không thể giành thắng lợi trong các cuộc Bắc phạt là do gặp phải kỳ phùng địch thủ Tư Mã Ý. Do vậy, các cuộc đối đầu giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý luôn bất phân thắng bại.Không những vậy, Tư Mã Ý cũng biết xem thiên văn. Nhờ đó, ông tiên đoán được rằng, tướng tinh đổi ngôi. Khổng Minh chắc chắn đang lâm bệnh, không còn sống được bao lâu nữa.Không thu kém Tư Mã Ý, Chu Du (175 -210) tên tự là Công Cẩn, cũng được xem là đối thủ mạnh của Gia Cát Lượng. Ông là người văn võ song toàn và được mọi người kính trọng. Chu Du là trọng thần của Tôn Quyền và lập được công lớn ở Xích Bích năm 208 trước quân Tào Ngụy.Theo một số sử gia, Chu Du có 15 năm kinh nghiệm cầm binh đánh trận. Trong khi đó, Gia Cát Lượng chỉ mới dẫn binh được vài năm. Thành công chủ yếu của Khổng Minh đến từ vai trò quân sư. Do đó, tài năng của Gia Cát Lượng không hề vượt trội hơn Tư Mã Ý hay Chu Du.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Gia Cát Lượng (181 - 234) tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự và là nhà phát minh nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam quốc. Ông có công lớn trong việc đặt nền móng xây dựng nhà Thục Hán.
Theo các tài liệu, Gia Cát Lượng được ca ngợi là có tài năng hơn người, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý và có khả năng liệu sự như thần.
Trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa", Gia Cát Lượng khiến nhiều người ngưỡng mộ với các giai thoại như: "Khẩu chiến với đám nho sĩ", "Thuyền cỏ mượn tên", "Mượn gió Đông", "Ba lần chọc tức Chu Du"…
Một số chuyên gia cho rằng, tài năng của Gia Cát Lượng đã bị thổi phồng quá mức. Theo quan điểm này, Khổng Minh đúng là người tài khi có nhiều kế sách tuyệt vời giúp nhà Thục Hán vững mạnh, hình thành nên thế chân vạc trong thời Tam quốc.
Tuy nhiên, khi Gia Cát Lượng so tài với Chu Du và Tư Mã Ý, quân sư nổi tiếng của nhà Thục Hán không hề bách chiến bách thắng. Cụ thể, trong thời gian đầu phò tá nhà Tào Ngụy, Tư Mã Ý luôn thận trọng, không dám bộc lộ toàn bộ tài năng trước mặt Tào Tháo để bảo vệ bản thân, gia tộc.
Kể từ khi Tào Phi lên nắm quyền, Tư Mã Ý mới hoàn toàn bộc lộ tài năng của mình giúp nhà Tào Ngụy giành được nhiều thắng lợi trước nhà Thục Hán và Đông Ngô.
Gia Cát Lượng từng nhận xét Tư Mã Ý là một người không dễ đối phó. Quả thực, từ năm 228 - 234, Gia Cát Lượng có 5 lần chủ động đem quân tiến hành Bắc phạt nhưng đều không giành được thắng lợi trước nhà Tào Ngụy.
Một trong những nguyên do khiến Gia Cát Lượng không thể giành thắng lợi trong các cuộc Bắc phạt là do gặp phải kỳ phùng địch thủ Tư Mã Ý. Do vậy, các cuộc đối đầu giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý luôn bất phân thắng bại.
Không những vậy, Tư Mã Ý cũng biết xem thiên văn. Nhờ đó, ông tiên đoán được rằng, tướng tinh đổi ngôi. Khổng Minh chắc chắn đang lâm bệnh, không còn sống được bao lâu nữa.
Không thu kém Tư Mã Ý, Chu Du (175 -210) tên tự là Công Cẩn, cũng được xem là đối thủ mạnh của Gia Cát Lượng. Ông là người văn võ song toàn và được mọi người kính trọng. Chu Du là trọng thần của Tôn Quyền và lập được công lớn ở Xích Bích năm 208 trước quân Tào Ngụy.
Theo một số sử gia, Chu Du có 15 năm kinh nghiệm cầm binh đánh trận. Trong khi đó, Gia Cát Lượng chỉ mới dẫn binh được vài năm. Thành công chủ yếu của Khổng Minh đến từ vai trò quân sư. Do đó, tài năng của Gia Cát Lượng không hề vượt trội hơn Tư Mã Ý hay Chu Du.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.