Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là một trong những khai quốc công thần của nhà Thục Hán. Ông là nhà chính trị, quân sự xuất chúng thời Tam quốc. Ông được mô tả là người túc trí đa mưu, có tầm nhìn xa trông rộng và liệu sự như thần.Nhờ vậy, Thừa tướng Gia Cát Lượng đã đóng góp công lớn trong việc xây dựng nhà Thục Hán hùng mạnh, hình thành nên thế vạc ba chân thời Tam quốc.Trong chiến dịch Bắc phạt lần thứ 6, Gia Cát Lượng lâm bệnh và qua đời tại gò Ngũ Trượng, hưởng thọ 54 tuổi. Trước khi qua đời, Khổng Minh đã sắp xếp "người kế vị" để tiếp tục phò tá Lưu Thiện - con trai Lưu Bị cũng như có kế hoạch rút lui để đảm bảo sự ra đi của ông không ảnh hưởng đến sự ổn định của nước Thục.Đồng thời, Khổng Minh sắp xếp chu toàn cho hậu sự của bản thân. Vào những ngày cuối đời, ông bộc bạch với Lưu Thiện và những người thân cận về tâm nguyện muốn được chôn cất theo nghi lễ đơn giản và được an táng dưới núi Định Quân ở Hán Trung.Gia Cát Lượng yêu cầu dùng quan tài loại thường, khi liệm chỉ cần dùng quần áo bình thường và không tùy táng cùng nhiều món đồ quý giá.Sau hàng ngàn năm, các nhà khảo cổ đến nay vẫn chưa tìm ra mộ phần của Gia Cát Lượng. Một số người cho rằng, sở dĩ không tìm ra ngôi mộ của ông là vì vị thừa tướng lỗi lạc của nhà Thục Hán đã có sự chuẩn bị hậu sự hết sức chu toàn.Đầu tiên là việc Gia Cát Lượng quyết định chôn cất ở núi Định Quân sau khi qua đời. Ngọn núi này là nơi ông chinh chiến nhiều năm, địa hình phức tạp và là mảnh đất phong thủy.Tiếp theo, Lưu Thiện làm theo di nguyện của Gia Cát Lượng nên không xây mộ bề thế cho công thần. Vì được xây dựng bí mật và nằm sâu trong lòng đất, không có đặc điểm nổi bật trên mặt đất nên không ai phát hiện ngôi mộ của Khổng Minh nằm ở vị trị nào trên núi Định Quân.Thêm nữa, ngôi mộ của Gia Cát Lượng cũng không có đồ tùy táng giá trị nên không có mộ tặc nào dòm ngó, xâm phạm.Cuối cùng, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện đã phái người bảo vệ núi Định Quân, thực chất là bảo vệ chu toàn nơi an nghỉ ngàn thu của công thần nhà Thục Hán. Những điều trên được cho là nguyên nhân giúp mộ phần của Khổng Minh mãi chưa được hậu thế tìm thấy.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là một trong những khai quốc công thần của nhà Thục Hán. Ông là nhà chính trị, quân sự xuất chúng thời Tam quốc. Ông được mô tả là người túc trí đa mưu, có tầm nhìn xa trông rộng và liệu sự như thần.
Nhờ vậy, Thừa tướng Gia Cát Lượng đã đóng góp công lớn trong việc xây dựng nhà Thục Hán hùng mạnh, hình thành nên thế vạc ba chân thời Tam quốc.
Trong chiến dịch Bắc phạt lần thứ 6, Gia Cát Lượng lâm bệnh và qua đời tại gò Ngũ Trượng, hưởng thọ 54 tuổi. Trước khi qua đời, Khổng Minh đã sắp xếp "người kế vị" để tiếp tục phò tá Lưu Thiện - con trai Lưu Bị cũng như có kế hoạch rút lui để đảm bảo sự ra đi của ông không ảnh hưởng đến sự ổn định của nước Thục.
Đồng thời, Khổng Minh sắp xếp chu toàn cho hậu sự của bản thân. Vào những ngày cuối đời, ông bộc bạch với Lưu Thiện và những người thân cận về tâm nguyện muốn được chôn cất theo nghi lễ đơn giản và được an táng dưới núi Định Quân ở Hán Trung.
Gia Cát Lượng yêu cầu dùng quan tài loại thường, khi liệm chỉ cần dùng quần áo bình thường và không tùy táng cùng nhiều món đồ quý giá.
Sau hàng ngàn năm, các nhà khảo cổ đến nay vẫn chưa tìm ra mộ phần của Gia Cát Lượng. Một số người cho rằng, sở dĩ không tìm ra ngôi mộ của ông là vì vị thừa tướng lỗi lạc của nhà Thục Hán đã có sự chuẩn bị hậu sự hết sức chu toàn.
Đầu tiên là việc Gia Cát Lượng quyết định chôn cất ở núi Định Quân sau khi qua đời. Ngọn núi này là nơi ông chinh chiến nhiều năm, địa hình phức tạp và là mảnh đất phong thủy.
Tiếp theo, Lưu Thiện làm theo di nguyện của Gia Cát Lượng nên không xây mộ bề thế cho công thần. Vì được xây dựng bí mật và nằm sâu trong lòng đất, không có đặc điểm nổi bật trên mặt đất nên không ai phát hiện ngôi mộ của Khổng Minh nằm ở vị trị nào trên núi Định Quân.
Thêm nữa, ngôi mộ của Gia Cát Lượng cũng không có đồ tùy táng giá trị nên không có mộ tặc nào dòm ngó, xâm phạm.
Cuối cùng, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện đã phái người bảo vệ núi Định Quân, thực chất là bảo vệ chu toàn nơi an nghỉ ngàn thu của công thần nhà Thục Hán. Những điều trên được cho là nguyên nhân giúp mộ phần của Khổng Minh mãi chưa được hậu thế tìm thấy.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi. Nguồn: Kienthuc.net.vn.