Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, nhà cổ Bình Thuỷ được đánh giá là ngôi nhà cổ đẹp bậc nhất miền Tây Nam Bộ còn được gìn giữ đến nay. Công trình được họ Dương, một gia tộc nổi tiếng giàu có trong vùng, cho xây dựng cách đây hơn một thế kỷ.Ngược dòng thời gian, họ Dương đã đến lập nghiệp ở Nam Bộ khoảng cuối thể kỷ 18. Ông Dương Văn Vị (thế hệ thứ 3) quyết định chọn vùng đất gần vàm rạch Bình Thủy làm nơi xây dựng cơ nghiệp. Vào năm 1870, ông cho xây một ngôi nhà bằng gỗ, lợp ngói để thờ tổ tiên.30 năm sau, ông Vị cho xây lại ngôi nhà này. Ông mất năm 1904, khi công vệc còn dang dở. Con trai út của ông là Dương Chấn Kỷ, khí đó là một điền chủ giầu có, tiếp tục việc xây nhà đến khoảng năm 1911 mới hoàn thiện.Xung quanh việc xây dựng ngôi nhà nổi tiếng này, có một giai thoại được dân gian vùng đất Bình Thủy lưu truyền cả trăm năm qua. Theo đó, ở xứ này xưa có một ông thầy tên Ba Nghĩa, dân quanh vùng quen gọi là ông Lỗ Ban, nổi tiếng với tài cất nhà đẹp.Vẻ ngoài của ông khá dị hình, dị tướng, chỉ cao độ một thước lẻ mấy phân, xương sống thì cong vòng. Bốn mùa ông ở trần vận độc một cái quần ngắn màu đen, trên đầu chít một chiếc khăn điều đỏ chót.Hai món vật bất li thân của ông thầy “kỳ dị” này là một cái nẻ mực (loại dây tẩm mực tàu, dùng để tạo đường thẳng chặt gỗ hoặc đo đạc) và một chiếc rìu. Chỉ với hai thứ đó, ông đã đẽo vô số cây cột lim tròn vành vạnh.Khi thuê ông Ba Nghĩa xây nhà thờ, ông Dương Chấn Kỷ đã đưa ra điều kiện khá kỳ lạ: “Thầy cất nhà cho tôi đẹp rực rỡ hơn người thì khỏi nói nhưng cốt sao khi cất xong tôi phải giàu lên mới được”.Ông thầy Ba Nghĩa đã suy nghĩ rồi trả lời: “Ngặt nỗi cái nghề này, gia chủ giàu thì phần số tôi phải mạt”. Ông Chấn Kỷ bèn phẩy tay rồi phán: “Đừng lo. Tôi đảm bảo với thầy, mỗi tháng tôi sẽ chu cấp cho thầy một đấu gạo với ba cắc bạc cho đến mãn đời”.Từ cái giao kèo xây dựng kì khôi thực hư không ai hay đó, dân quanh vùng đồn thổi rằng khi lên đòn dong, ông Ba Nghĩa có yểm bùa, bỏ ngải nên nhà ông Dương Chấn Kỷ đã giàu sau này lại càng giàu...Ngày nay nhà cổ Bình Thủy vẫn giữ được dáng vẻ tráng lệ như thuở mới được xây dưng. Toàn bộ khu nhà nằm trong khuôn viên rộng 8.000m2, với khoảng sân rộng lát gạch Tầu và các khoảng vườn bài trí non bộ, chậu cảnh.Vể tổng thể, đây là một khu nhà ba gian hai chái, nền nhà cao hơn mặt sân 1 mét, có bốn bậc thanh hình cánh cung tao nhã kết nối nhà với khoảng sân rộng. Công trình mang nét kiến trúc Tây phương thịnh hành ở Nam Bộ đầu thế kỷ 20 kết hợp với những họa tiết trang trí Á Đông.Ngoài vẻ đẹp kiến trúc, nhà cổ Bình Thủy còn được ví như một “kho đồ cổ” quý giá. Những hiện bật tiêu biểu là hai bộ bàn ghế xuất xứ từ Vân Nam – Trung Quốc, bộ xa lông kiểu Pháp đời Louis 15, chùm đèn bạch đăng thế kỷ 18...Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.
Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, nhà cổ Bình Thuỷ được đánh giá là ngôi nhà cổ đẹp bậc nhất miền Tây Nam Bộ còn được gìn giữ đến nay. Công trình được họ Dương, một gia tộc nổi tiếng giàu có trong vùng, cho xây dựng cách đây hơn một thế kỷ.
Ngược dòng thời gian, họ Dương đã đến lập nghiệp ở Nam Bộ khoảng cuối thể kỷ 18. Ông Dương Văn Vị (thế hệ thứ 3) quyết định chọn vùng đất gần vàm rạch Bình Thủy làm nơi xây dựng cơ nghiệp. Vào năm 1870, ông cho xây một ngôi nhà bằng gỗ, lợp ngói để thờ tổ tiên.
30 năm sau, ông Vị cho xây lại ngôi nhà này. Ông mất năm 1904, khi công vệc còn dang dở. Con trai út của ông là Dương Chấn Kỷ, khí đó là một điền chủ giầu có, tiếp tục việc xây nhà đến khoảng năm 1911 mới hoàn thiện.
Xung quanh việc xây dựng ngôi nhà nổi tiếng này, có một giai thoại được dân gian vùng đất Bình Thủy lưu truyền cả trăm năm qua. Theo đó, ở xứ này xưa có một ông thầy tên Ba Nghĩa, dân quanh vùng quen gọi là ông Lỗ Ban, nổi tiếng với tài cất nhà đẹp.
Vẻ ngoài của ông khá dị hình, dị tướng, chỉ cao độ một thước lẻ mấy phân, xương sống thì cong vòng. Bốn mùa ông ở trần vận độc một cái quần ngắn màu đen, trên đầu chít một chiếc khăn điều đỏ chót.
Hai món vật bất li thân của ông thầy “kỳ dị” này là một cái nẻ mực (loại dây tẩm mực tàu, dùng để tạo đường thẳng chặt gỗ hoặc đo đạc) và một chiếc rìu. Chỉ với hai thứ đó, ông đã đẽo vô số cây cột lim tròn vành vạnh.
Khi thuê ông Ba Nghĩa xây nhà thờ, ông Dương Chấn Kỷ đã đưa ra điều kiện khá kỳ lạ: “Thầy cất nhà cho tôi đẹp rực rỡ hơn người thì khỏi nói nhưng cốt sao khi cất xong tôi phải giàu lên mới được”.
Ông thầy Ba Nghĩa đã suy nghĩ rồi trả lời: “Ngặt nỗi cái nghề này, gia chủ giàu thì phần số tôi phải mạt”. Ông Chấn Kỷ bèn phẩy tay rồi phán: “Đừng lo. Tôi đảm bảo với thầy, mỗi tháng tôi sẽ chu cấp cho thầy một đấu gạo với ba cắc bạc cho đến mãn đời”.
Từ cái giao kèo xây dựng kì khôi thực hư không ai hay đó, dân quanh vùng đồn thổi rằng khi lên đòn dong, ông Ba Nghĩa có yểm bùa, bỏ ngải nên nhà ông Dương Chấn Kỷ đã giàu sau này lại càng giàu...
Ngày nay nhà cổ Bình Thủy vẫn giữ được dáng vẻ tráng lệ như thuở mới được xây dưng. Toàn bộ khu nhà nằm trong khuôn viên rộng 8.000m2, với khoảng sân rộng lát gạch Tầu và các khoảng vườn bài trí non bộ, chậu cảnh.
Vể tổng thể, đây là một khu nhà ba gian hai chái, nền nhà cao hơn mặt sân 1 mét, có bốn bậc thanh hình cánh cung tao nhã kết nối nhà với khoảng sân rộng. Công trình mang nét kiến trúc Tây phương thịnh hành ở Nam Bộ đầu thế kỷ 20 kết hợp với những họa tiết trang trí Á Đông.
Ngoài vẻ đẹp kiến trúc, nhà cổ Bình Thủy còn được ví như một “kho đồ cổ” quý giá. Những hiện bật tiêu biểu là hai bộ bàn ghế xuất xứ từ Vân Nam – Trung Quốc, bộ xa lông kiểu Pháp đời Louis 15, chùm đèn bạch đăng thế kỷ 18...
Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.