Nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương, điện Hòn Chén không chỉ là một đại danh thắng của Cố đô Huế mà còn là một địa danh gắn với những giai thoại kỳ lạ về hai vị vua nhà Nguyễn là Minh Mạng và Khải Định.Đầu tiên là chuyện vua Minh Mạng trong một lần đi thuyền lên đây đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng sông Hương. Tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua.Từ giai thoại này mà điện Hòn Chén còn có tên là Hoàn Chén với ý nghĩa “trả lại chén ngọc”. Dù vậy, chuyện không được ghi lại trong chính sử, và các nhà nghiên cứu cho rằng nó chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng của dân gian.Trái với chuyện vua Minh Mạng, giai thoại về vua Đồng Khánh ở điện Hòn Chén lại được các sử gia nhà Nguyễn ghi lại khá rõ. Theo đó, từ năm 1883-1885, do hoàn cảnh lịch sử éo le, vua Ðồng Khánh chờ đợi mãi vẫn chưa được lên ngôi cha nuôi là vua Tự Ðức.Ông nhờ đền Ngọc Trản (điện Hòn Chén) cầu đảo và hỏi Thánh Mẫu Thiên Y A Na – vị nữ thần của văn hóa Chăm được người Việt thờ tự ở đền - xem mình có làm vua được không. Mẫu cho biết ông sẽ toại nguyện.Bởi vậy, sau khi lên ngôi năm 1886, vua Ðồng Khánh liền cho xây lại đền này một cách khang trang, làm thêm nhiều đồ tự khí để thờ và đổi tên là Huệ Nam Ðiện để tỏ lòng biết ơn Thánh Mẫu (Huệ Nam nghĩa là ban ân huệ cho nước Nam, vua Nam).Sách Đại Nam thực lục chép về chuyện này: “Vua khi còn ẩn náu thường chơi xem núi ở đây. Mỗi khi đến cầu khẩn, phần nhiều có ứng nghiệm. Đến nay vua phê bảo rằng: Đền Ngọc Trản thực là núi Tiên Nữ, linh sơn sáng đẹp muôn đời, trông rõ là hình thế như con sư tử uống nước sông, quả là nơi chân cảnh thần tiên...”.“...Đền ấy nhờ được linh khí đắc nhất, cứu người độ đời, giúp cho phúc lợi hàng muôn, giúp dân giữ nước. Vậy cho đổi đền ấy làm điện Huệ Nam để biểu hiện ơn nước một phần trong muôn phần”.Sau khi cho tu sửa điện Hòn Chén, chính vua Ðồng Khánh đã đưa cuộc lễ hằng năm tại đây vào hàng quốc lễ và tự nhận mình là đồ đệ của Thánh Mẫu, mặc dù nhà vua chỉ gọi thánh mẫu bằng "Chị".Đây là một sự lạ, vì theo nguyên tắc xưa, ông vua nào cũng đứng trên các thánh thần trong cả nước, nhưng ở đây vua Ðồng Khánh lại hạ mình xuống làm "em" của Mẫu.Cũng theo truyền thuyết, Thánh Mẫu Thiên Y A Na đã cho Đồng Khánh (lúc còn là hoàng tử) biết ngày ông đăng quang và ngày tạ thế sau ba năm (1889). Sự thật đã diễn ra đúng như lời tiên đoán của Bà...Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương, điện Hòn Chén không chỉ là một đại danh thắng của Cố đô Huế mà còn là một địa danh gắn với những giai thoại kỳ lạ về hai vị vua nhà Nguyễn là Minh Mạng và Khải Định.
Đầu tiên là chuyện vua Minh Mạng trong một lần đi thuyền lên đây đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng sông Hương. Tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua.
Từ giai thoại này mà điện Hòn Chén còn có tên là Hoàn Chén với ý nghĩa “trả lại chén ngọc”. Dù vậy, chuyện không được ghi lại trong chính sử, và các nhà nghiên cứu cho rằng nó chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng của dân gian.
Trái với chuyện vua Minh Mạng, giai thoại về vua Đồng Khánh ở điện Hòn Chén lại được các sử gia nhà Nguyễn ghi lại khá rõ. Theo đó, từ năm 1883-1885, do hoàn cảnh lịch sử éo le, vua Ðồng Khánh chờ đợi mãi vẫn chưa được lên ngôi cha nuôi là vua Tự Ðức.
Ông nhờ đền Ngọc Trản (điện Hòn Chén) cầu đảo và hỏi Thánh Mẫu Thiên Y A Na – vị nữ thần của văn hóa Chăm được người Việt thờ tự ở đền - xem mình có làm vua được không. Mẫu cho biết ông sẽ toại nguyện.
Bởi vậy, sau khi lên ngôi năm 1886, vua Ðồng Khánh liền cho xây lại đền này một cách khang trang, làm thêm nhiều đồ tự khí để thờ và đổi tên là Huệ Nam Ðiện để tỏ lòng biết ơn Thánh Mẫu (Huệ Nam nghĩa là ban ân huệ cho nước Nam, vua Nam).
Sách Đại Nam thực lục chép về chuyện này: “Vua khi còn ẩn náu thường chơi xem núi ở đây. Mỗi khi đến cầu khẩn, phần nhiều có ứng nghiệm. Đến nay vua phê bảo rằng: Đền Ngọc Trản thực là núi Tiên Nữ, linh sơn sáng đẹp muôn đời, trông rõ là hình thế như con sư tử uống nước sông, quả là nơi chân cảnh thần tiên...”.
“...Đền ấy nhờ được linh khí đắc nhất, cứu người độ đời, giúp cho phúc lợi hàng muôn, giúp dân giữ nước. Vậy cho đổi đền ấy làm điện Huệ Nam để biểu hiện ơn nước một phần trong muôn phần”.
Sau khi cho tu sửa điện Hòn Chén, chính vua Ðồng Khánh đã đưa cuộc lễ hằng năm tại đây vào hàng quốc lễ và tự nhận mình là đồ đệ của Thánh Mẫu, mặc dù nhà vua chỉ gọi thánh mẫu bằng "Chị".
Đây là một sự lạ, vì theo nguyên tắc xưa, ông vua nào cũng đứng trên các thánh thần trong cả nước, nhưng ở đây vua Ðồng Khánh lại hạ mình xuống làm "em" của Mẫu.
Cũng theo truyền thuyết, Thánh Mẫu Thiên Y A Na đã cho Đồng Khánh (lúc còn là hoàng tử) biết ngày ông đăng quang và ngày tạ thế sau ba năm (1889). Sự thật đã diễn ra đúng như lời tiên đoán của Bà...
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.