Ngày 20/3/1995, 5 thành viên của giáo phái Aum Shinrikyo đã thực hiện vụ tấn công bằng khí độc thần kinh sarin trên tàu điện ngầm ở Tokyo. Ảnh: AP.Vụ tấn công bằng sarin trên đã cướp đi sinh mạng của 13 người và hơn 6.000 người khác bị thương. Ảnh: AP.Sự kiện này đã gây ra thương vong lớn đầu tiên ở Nhật Bản kể từ sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố của nước này trong Chiến tranh thế giới 2. Ảnh: AP.Đến ngày 22/3, cảnh sát phát hiện tại cơ sở của Aum ở tỉnh Yamanashi có các thiết bị sản xuất sarin cũng như một số vũ khí sinh học và máy bay trực thăng. Ảnh: AP.Sau khi vụ tấn công bằng sarin xảy ra được khoảng 2 tháng, giáo chủ Shoko Asahara - người sáng lập giáo phái Aum Shinrikyo, Tomomasa Nakagawa và nhiều người khác bị bắt. Ảnh: Kyodo.Giáo phái Aum Shinrikyo (Chân lý tối thượng) kết hợp giáo lý của Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Hindu. Asahara tin rằng Chiến tranh thế giới 3 sắp xảy ra và ông ta là “đấng cứu thế tối thượng”. Do vậy, giáo chủ Asahara và các thành viên đã thực hiện vụ tấn công ở tàu điện ngầm bằng khí độc thần kinh sarin. Ảnh: Sipa.Sau khi trải qua các phiên tòa xét xử, 188 người bị kết tội, trong đó có 13 người bị kết án tử hình, kể cả giáo chủ Asahara (ảnh trái) và Nakagawa (ảnh phải). Ảnh: EPA.Lực lượng an ninh Nhật Bản điều tra các cơ sở của giáo phái Aum Shinrikyo tại chân núi Phú Sĩ ngày 28/3/1995. Cho đến nay, vụ tấn công kinh hoàng bằng khí độc thần kinh sarin nhằm vào các hành khách trên tàu điện ngầm ở Tokyo ngày 20/3/1995 vẫn còn hằn sâu trong ký ức của nhiều người dân Nhật Bản. Ảnh: AP.
Ngày 20/3/1995, 5 thành viên của giáo phái Aum Shinrikyo đã thực hiện vụ tấn công bằng khí độc thần kinh sarin trên tàu điện ngầm ở Tokyo. Ảnh: AP.
Vụ tấn công bằng sarin trên đã cướp đi sinh mạng của 13 người và hơn 6.000 người khác bị thương. Ảnh: AP.
Sự kiện này đã gây ra thương vong lớn đầu tiên ở Nhật Bản kể từ sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố của nước này trong Chiến tranh thế giới 2. Ảnh: AP.
Đến ngày 22/3, cảnh sát phát hiện tại cơ sở của Aum ở tỉnh Yamanashi có các thiết bị sản xuất sarin cũng như một số vũ khí sinh học và máy bay trực thăng. Ảnh: AP.
Sau khi vụ tấn công bằng sarin xảy ra được khoảng 2 tháng, giáo chủ Shoko Asahara - người sáng lập giáo phái Aum Shinrikyo, Tomomasa Nakagawa và nhiều người khác bị bắt. Ảnh: Kyodo.
Giáo phái Aum Shinrikyo (Chân lý tối thượng) kết hợp giáo lý của Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Hindu. Asahara tin rằng Chiến tranh thế giới 3 sắp xảy ra và ông ta là “đấng cứu thế tối thượng”. Do vậy, giáo chủ Asahara và các thành viên đã thực hiện vụ tấn công ở tàu điện ngầm bằng khí độc thần kinh sarin. Ảnh: Sipa.
Sau khi trải qua các phiên tòa xét xử, 188 người bị kết tội, trong đó có 13 người bị kết án tử hình, kể cả giáo chủ Asahara (ảnh trái) và Nakagawa (ảnh phải). Ảnh: EPA.
Lực lượng an ninh Nhật Bản điều tra các cơ sở của giáo phái Aum Shinrikyo tại chân núi Phú Sĩ ngày 28/3/1995. Cho đến nay, vụ tấn công kinh hoàng bằng khí độc thần kinh sarin nhằm vào các hành khách trên tàu điện ngầm ở Tokyo ngày 20/3/1995 vẫn còn hằn sâu trong ký ức của nhiều người dân Nhật Bản. Ảnh: AP.