Ở Trung Quốc thời Tam quốc, những người xuất thân từ tầng lớp danh gia vọng tộc, bậc trí thức, tao nhân mặc khách... ngoài tên (danh) và tên chữ (tự) thì còn có cả tên hiệu. Trong đó, tên (danh) là tên riêng do ông, bà, cha, mẹ đặt cho. Tên chữ (tự) thường là giải thích và bổ sung cho danh, giữa danh và tự có mối liên hệ chặt chẽ về ý nghĩa, biểu thị sự hô ứng và bổ sung cho danh nên còn được gọi là biểu tự. Tên hiệu (hiệu) là tên gọi được đặt khi người ta đã thực sự trưởng thành.Một số nhân vật thời Tam quốc nổi tiếng với tên hiệu "độc, dị". Trong số này, nổi tiếng là Gia Cát Lượng. Ông là công thần khai quốc, thừa tướng của nhà Thục Hán. Với trí tuệ uyên thâm, liệu sự như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, Gia Cát Lượng đã dốc sức phò tá Lưu Bị gây dựng cơ đồ.Theo sử sách, Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. "Ngọa Long" trong tiếng Hán ngụ ý là rồng nằm. Vào thời phong kiến, rồng là biểu tượng cho hoàng đế. Tuy nhiên, con rồng trong tên hiệu của Khổng Minh lại say ngủ, không bay lượn trên bầu trời nên không phạm vào đại kỵ.Biệt hiệu Ngọa Long tiên sinh được các nhà nghiên cứu đánh giá tương đối phù hợp với tính cách, tài năng của Gia Cát Lượng. Bởi lẽ, Khổng Minh có phẩm chất ưu tú, tài năng hơn người và có thể trở thành bậc đế vương. Tuy nhiên, ông không có tham vọng xưng đế, một lòng tận trung với nhà Thục.Bàng Thống - nhân tài của nhà Thục Hán - cũng có tên hiệu độc đáo giống Gia Cát Lượng. Theo sử sách, Bàng Thống (178 - 214), tự là Sĩ Nguyên, hiệu Phượng Sồ. Ông là mưu sĩ dưới trướng hoàng đế Lưu Bị và được đánh giá sở hữu tài năng ngang ngửa với Khổng Minh.Biệt hiệu Phượng Sồ của Bàng Thống hàm ý chim phụng chưa trưởng thành, chưa mang dáng dấp của phượng hoàng.Đại tướng nhà Thục là Khương Duy (202 - 264), tự Bá Ước, vốn là Trung lang tướng của Tào Tháo. Về sau, ông đầu hàng nhà Thục và được Gia Cát Lượng trọng dụng và bồi dưỡng làm người kế nhiệm mình.Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Khương Duy nắm quyền lực cao trong quân đội. Ông từng 11 lần chỉ huy quân Thục thảo phạt nhà Ngụy nhưng thất bại. Theo sử sách, Khương Duy có biệt hiệu là "Ấu Kỳ". Tên hiệu này có ngụ ý là kỳ lân chưa lớn. Nhiều sử gia đánh giá tên hiệu này không chỉ mang ý nghĩa tích cực và khiêm tốn.Nhân vật sở hữu tên hiệu "độc, dị", thậm chí có phần đáng sợ hơn là Tư Mã Ý (179 - 251). Ông là trọng thần của nhà Tào Ngụy và được xem là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng.Tư Mã Ý, biểu tự Trọng Đạt, hiệu là Chủng Hổ. Biệt hiệu này được lý giải như sau: "Chủng" trong tiếng Trung dùng để chỉ mồ mả, mộ phần, cũng có thể hiểu là những nơi vắng lặng và "Hổ" chính là loài động vật mệnh danh là chúa sơn lâm.Giống như tên hiệu, Tư Mã Ý là người thông minh, tham vọng, quỷ kế đa đoan, biết ẩn nhẫn chờ thời nên "qua mắt" được cha con Tào Tháo. Nhờ đó, Tư Mã Ý âm thầm gây dựng nền móng cho con cháu về sau lật đổ nhà Tào Ngụy, lập ra nhà Tấn. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Một thành phố bị bão tuyết tấn công nghiêm trọng.
Ở Trung Quốc thời Tam quốc, những người xuất thân từ tầng lớp danh gia vọng tộc, bậc trí thức, tao nhân mặc khách... ngoài tên (danh) và tên chữ (tự) thì còn có cả tên hiệu. Trong đó, tên (danh) là tên riêng do ông, bà, cha, mẹ đặt cho. Tên chữ (tự) thường là giải thích và bổ sung cho danh, giữa danh và tự có mối liên hệ chặt chẽ về ý nghĩa, biểu thị sự hô ứng và bổ sung cho danh nên còn được gọi là biểu tự. Tên hiệu (hiệu) là tên gọi được đặt khi người ta đã thực sự trưởng thành.
Một số nhân vật thời Tam quốc nổi tiếng với tên hiệu "độc, dị". Trong số này, nổi tiếng là Gia Cát Lượng. Ông là công thần khai quốc, thừa tướng của nhà Thục Hán. Với trí tuệ uyên thâm, liệu sự như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, Gia Cát Lượng đã dốc sức phò tá Lưu Bị gây dựng cơ đồ.
Theo sử sách, Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. "Ngọa Long" trong tiếng Hán ngụ ý là rồng nằm. Vào thời phong kiến, rồng là biểu tượng cho hoàng đế. Tuy nhiên, con rồng trong tên hiệu của Khổng Minh lại say ngủ, không bay lượn trên bầu trời nên không phạm vào đại kỵ.
Biệt hiệu Ngọa Long tiên sinh được các nhà nghiên cứu đánh giá tương đối phù hợp với tính cách, tài năng của Gia Cát Lượng. Bởi lẽ, Khổng Minh có phẩm chất ưu tú, tài năng hơn người và có thể trở thành bậc đế vương. Tuy nhiên, ông không có tham vọng xưng đế, một lòng tận trung với nhà Thục.
Bàng Thống - nhân tài của nhà Thục Hán - cũng có tên hiệu độc đáo giống Gia Cát Lượng. Theo sử sách, Bàng Thống (178 - 214), tự là Sĩ Nguyên, hiệu Phượng Sồ. Ông là mưu sĩ dưới trướng hoàng đế Lưu Bị và được đánh giá sở hữu tài năng ngang ngửa với Khổng Minh.
Biệt hiệu Phượng Sồ của Bàng Thống hàm ý chim phụng chưa trưởng thành, chưa mang dáng dấp của phượng hoàng.
Đại tướng nhà Thục là Khương Duy (202 - 264), tự Bá Ước, vốn là Trung lang tướng của Tào Tháo. Về sau, ông đầu hàng nhà Thục và được Gia Cát Lượng trọng dụng và bồi dưỡng làm người kế nhiệm mình.
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Khương Duy nắm quyền lực cao trong quân đội. Ông từng 11 lần chỉ huy quân Thục thảo phạt nhà Ngụy nhưng thất bại. Theo sử sách, Khương Duy có biệt hiệu là "Ấu Kỳ". Tên hiệu này có ngụ ý là kỳ lân chưa lớn. Nhiều sử gia đánh giá tên hiệu này không chỉ mang ý nghĩa tích cực và khiêm tốn.
Nhân vật sở hữu tên hiệu "độc, dị", thậm chí có phần đáng sợ hơn là Tư Mã Ý (179 - 251). Ông là trọng thần của nhà Tào Ngụy và được xem là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng.
Tư Mã Ý, biểu tự Trọng Đạt, hiệu là Chủng Hổ. Biệt hiệu này được lý giải như sau: "Chủng" trong tiếng Trung dùng để chỉ mồ mả, mộ phần, cũng có thể hiểu là những nơi vắng lặng và "Hổ" chính là loài động vật mệnh danh là chúa sơn lâm.
Giống như tên hiệu, Tư Mã Ý là người thông minh, tham vọng, quỷ kế đa đoan, biết ẩn nhẫn chờ thời nên "qua mắt" được cha con Tào Tháo. Nhờ đó, Tư Mã Ý âm thầm gây dựng nền móng cho con cháu về sau lật đổ nhà Tào Ngụy, lập ra nhà Tấn. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Một thành phố bị bão tuyết tấn công nghiêm trọng.