Những cái chết đã được báo trước trong mơ
Sau 7h ngủ gục sau những giờ làm việc căng thẳng, trong giấc mơ, Samson đã thấy núi lửa Krakatoa phun trào mạnh mẽ ở gần đảo Java, Indonesia. Người chết, tiếng khóc than oán thán, và đá bùn cuốn một đám người ra biển... ngay sau khi tỉnh dậy anh đã ghi lại những gì mình đã thấy và đăng trên tờ báo “Hoàn cầu” ngày 29/8/1893. Tổng biên tập của anh đã thấy trên bàn làm việc của Samson những điều trên và cho đăng vào mục Tin khẩn. Ngay lập tức mấy chục tờ báo đăng theo tạo nên sự hoang mang trong dư luận. Vì đó chỉ là tin… trong giấc mơ nên Samson đã bị dư luận phải đối gay gắt và anh đã bị mất việc.
|
Ảnh minh họa: Internet |
Tuy nhiên, chỉ mấy ngày sau đó, núi lửa Kratoa quả nhiên hoạt động cực mạnh và số người chết cũng như bị cuốn ra biển bằng đá bùn như trong giấc mơ của Samson có sự trùng lặp đến lạ kỳ. Giấc mơ đáng sợ của Samson đã trở thành hiện thực. Đến nay câu chuyện về hàng ngàn cái chết đã được Samson báo trước vẫn không có lời giải đáp thỏa đáng.
Năm 1865, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln kể cho bạn bè về một giấc mơ mà trong đó, ông nghe thấy những tiếng động của đám tang từ căn phòng phía Tây trong Nhà trắng. Trong đó có một cái xác quấn vải niệm với nhiều lính gác đứng xung quanh. Vì khuôn mặt cũng bị che kín nên khi được ông hỏi, một lính gác trả lời “Tổng thống”. Lincoln bị ám ảnh vì giấc mơ và một tuần sau ông bị ám sát.
Một cái chết khác đã được báo trước bởi giấc mơ cũng đến với Tổng thống Mỹ Kenedy. Ngày 28/5/1968, tâm linh gia Alan Vaughan gửi thư tới chuyên gia về giấc mơ Stanley Krippner, thông báo ông mơ thấy một người da đỏ bắn chết Robert Kennedy. Điều kỳ lạ nữa là khi chính Kenedy cũng mơ thấy mình bị bắn chết. Quả nhiên, ngày 22/11/1963 Kennedy bị ám sát bởi một tay súng bắn tỉa.
Cha đẻ của phân tâm học Sigmund Freud cho rằng, giấc mơ là “con đường vương giả” dẫn đến vô thức, thành tố quyết định bản chất con người. Theo đó, bay trong mơ thể hiện sự khát dục; đào, táo, nho biểu tượng đôi nhũ hoa; súng, lửa, đạn, gậy, rắn biểu tượng bộ phận sinh dục nam, còn bếp lò, chai, lọ ứng với cơ quan sinh dục nữ.
Thực tiễn không ủng hộ các suy đoán quá chủ quan này. Thống kê trên sinh viên năm 1958 cho thấy, thường gặp nhất trong mơ là bị rơi (84%) và bị săn đuổi (80%). Lẽ nào bị rơi và bị săn đuổi lại là ước vọng vô thức của con người?
Năm 1977, hai nhà tâm thần học J. Allan Hopson và Robert W. McCarley người Mỹ đã cho rằng, bộ não sinh điện năng trong giấc ngủ REM để kích thích ngẫu nhiên các bộ nhớ khác nhau trong não. Và não sắp xếp các kí ức ngẫu nhiên đó thành mạch truyện có logic và bổ sung chi tiết cần để tạo nên bức tranh toàn cảnh hợp lý. Như vậy giấc mơ là một trò chơi tự tổ chức của bộ não hơn là một hiện tượng tâm lý có mục đích tự thân.
Francis Crick (nhà vật lý người Anh đoạt giải Nobel vì cấu trúc ADN) và Graemi Mitchison (nhà sinh vật học người Anh), 1983, giả định mơ giúp loại bỏ thông tin vô ích, làm “vệ sinh” bộ não và dành ô nhớ cho thông tin có ích. Còn mô
Còn một số nhà khoa học khác lại cho rằng, mơ để truy xuất và xử lý lại thông tin cần thiết cho sự sinh tồn. Theo đó, mơ giúp xử lý tin 24/24 giờ. Vì thế ngủ trong căn phòng bị phun nước thường mơ thấy nước.
Mách bảo trước của tâm linh hay chỉ là sự trùng hợp?
Trong cuộc đời con người có đến hàng trăm ngàn giấc mơ. Theo thống kê của các nhà khoa học Mỹ, nếu một người sống đến 70 tuổi sẽ có 150.000 giấc mơ trong cả cuộc đời. Với hàng trăm tỷ người từng sống trên trái đất, tổng các giấc mơ của loài người đạt tới con số 15 triệu tỷ! Trong đó các giấc mơ tiên tri chỉ chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ, có thể cho rằng, chúng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Trên khía cạnh khoa học, nguyên lý bất định Heisenberg và tính ngẫu nhiên của các sự biến vũ trụ không cho phép tiên tri có thể xảy ra trong vũ trụ của chúng ta. Muốn có tiên tri, cần một vũ trụ khác, với thời gian trôi ngược từ tương lai về hiện tại.
Đối với A.Lincohn và Kenedy, các ông này có quá nhiều kẻ thù và bản thân luôn luôn được đặt trong tình trạng “sắp chết”. Vì thế, những giấc mơ của của ông luôn ẩn chứa những sự âu lo về tình trạng bất ổn xung quanh.
Khoa học hiện đại đang đi sâu nghiên cứu giấc mộng, đã phát hiện được những chức năng liên tưởng, cấu tứ, gợi ý và sáng tạo của nó. Một số nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về khả năng truyền cảm thông tin, những nghiên cứu về mặt này sẽ có khả năng giải thích được hiện tượng gợi ý. Nhưng để giải thích hiện tượng báo mộng vẫn còn thiếu sức thuyết phục.
Vì sao báo mộng lại có thể vượt trước được cả không gian, thời gian? Cho đến nay, vẫn chưa có lời giải thích hợp lý và thảo đáng cho mọi giấc mơ.
Mời quý độc giả xem 9 đồ vật không nên để trong nhà (nguồn Youtube):