|
Cuốn sách mong manh từ da động vật. |
Năm 1970, các nhà khảo cổ tìm thấy một ống đen kịt, dường như là cuốn sách cuộn. Giấy làm từ da động vật đã cháy và hư hỏng gần hết nên vô cùng mong manh, chỉ cần chạm nhẹ cũng khiến nó tan ra. Vì vậy việc giải mã Ein Gedi bằng cách bóc tách hoàn toàn không khả thi.
Cho tới lúc này, bằng kỹ thuật chụp X-quang cao cấp, nhóm nghiên cứu từ Kentucky đã ghi lại được thông điệp cuốn sách cổ mà không cần mở nó ra, thậm chí chạm vào.
|
Mô tả cách chụp cắt lớp mới. |
Kỹ thuật đồng vị carbon cho thấy cuốn sách được viết từ thế kỷ 3-4 bằng tiếng Do Thái. Nội dung văn bản từ chương Leviticus của Kinh Thánh. Đây là bản kinh Cựu ước lâu đời nhất mà thế giới từng tìm được.
Các đoạn chữ đứt đoạn từ câu 3,5,6 và 7 chương đầu kinh Leviticus: "Nếu lễ vật của ngươi là bò, thì phải dùng con đực... các con trai những thầy tế lễ, sẽ dâng lên bàn thờ ở cửa hội mạc...để dâng lên lễ vật, họ sẽ đưa phần đầu lên..."
|
Các dòng kinh Cựu Ước đầu tiên bằng tiếng Do Thái phục chế được trên máy tính. |
Nhóm nghiên cứu gọi đây là kỹ thuật "bóc tách ảo" nhiều bước mà máy tính phụ trách toàn bộ. Sau đó, cuốn sách cổ Ein Gedi đã được đưa vào kho bảo vệ. Cụ thể nhóm sẽ viết thuật toán tổng hợp các dữ liệu chụp cắt lớp ở độ dày khác nhau, chắp nối chúng cho khớp từng vết mực, ghép từng con chữ và chỉnh độ tương phản để cho ra lò văn bản.
Cuối cùng, nội dung hoàn tất khi họ phát hiện ra loại mực được dùng giàu kim loại và cần sử dụng ánh sáng phù hợp. Tuy nhiên như vậy chưa đủ, mà họ cần chuyển đổi hình quét 3D sang 2D. Từng dòng một hiện lên, tuy bị ngắt đoạn nhưng vẫn đủ cho các học giả Do Thái tìm nguồn gốc.
|
Những gì còn lại của Ein Gedi. |
Do dự án này được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Tự nhiên quốc gia Mỹ, phần mềm sẽ sớm ra mắt năm tới để giúp đỡ giới khảo cổ. Hai tác giả đóng góp Searles và Parker hy vọng phương pháp này sẽ hỗ trợ tìm lại những tư liệu bị cháy trong thảm họa núi lửa Pompeii va Herculaneum, cùng "rất nhiều sách vở đã bị hư hại khác".
Mời quý độc giả xem video về Những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ (nguồn Youtube):