Khi còn sống, nhiều hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến cho các thầy phong thủy tìm vùng đất tốt để xây dựng lăng mộ. Trong số này, 3 lăng mộ nằm trên long mạch được xây dựng và không bị mộ tặc cướp phá. Đó là lăng mộ của Hiên Viên Hoàng đế, Tần Thủy Hoàng và Càn Lăng.Theo quan niệm của người xưa, lăng mộ được xây dựng trên long mạch sẽ tượng tưng cho sự hưng thịnh - suy tàn của đất nước. Nếu lăng mộ bị kẻ gian phá hoại, làm tổn hại đến long mạch thì đất nước sẽ lâm nguy, gặp nhiều biến cố.Các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi trải qua hàng ngàn năm, 3 lăng mộ xây dựng trên long mạch trên đều còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị mộ tặc đào bới, đánh cắp cổ vật.Cụ thể, lăng mộ của Hiên Viên Hoàng đế nằm ở Kiều Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ông được coi là thủy tổ của dân tộc Trung Quốc. Vị trí xây dựng nơi an nghỉ ngàn thu của nhà vua nằm trên long mạch.Theo "Hồ sơ về Ngũ hoàng" của Tư Mã Thiên, Hiên Viên Hoàng đế được tôn làm thánh cổ. Tất cả người dân Trung Quốc đều là hậu duệ của hoàng đế này.Chính vì vậy, nơi yên nghỉ ngàn thu của Hiên Viên Hoàng đế không bị mộ tặc xâm phạm dù bên trong có rất nhiều đồ tùy táng giá trị như ngọc ngà, châu báu...Tương tự, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng được xây dựng trên long mạch và nguyên vẹn suốt hàng ngàn năm mà không bị mộ tặc đào xới, đánh cắp đồ tùy táng.Nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng ở chân phía bắc của Ly Sơn thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Phải tới năm 1974, một nông dân trong lúc đào giếng vô tình phát hiện lăng mộ.Kể từ đó, giới khảo cổ Trung Quốc tiến hành khai quật lăng mộ của Tần Thủy Hoàng và có những phát hiện quan trọng. Trong số này có việc họ phát hiện lăng mộ được xây dựng vô cùng phức tạp.Bên trong lăng mộ có dòng sông thủy ngân vô cùng nguy hiểm và nhiều cạm bẫy khác. Do đó, đến nay, giới chuyên gia mới chỉ có thể khám phá một phần nhỏ lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.Càn Lăng nằm tại huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây là lăng mộ của Võ Tắc Thiên - nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc thời phong kiến. Đây là lăng mộ được bảo quản tốt nhất của nhà Đường và không bị mộ tặc quấy rầy.Theo các chuyên gia, nơi an nghỉ ngàn thu của Võ Tắc Thiên nằm trên long mạch. Thêm nữa, Càn Lăng gắn liền với những giai thoại kỳ bí và rùng rợn khiến những kẻ trộm mộ sợ hãi.Điển hình là giai thoại kể về một số tên trộm từng đến Càn Lăng. Chúng đang định đột nhập vào bên trong thì thời tiết đang tốt bỗng trở nên tối sầm và nổi gió mạnh. Không những vậy, nhóm trộm mộ còn nghe thấy những tiêng hét ghê sợ, khiến chúng sợ hãi bỏ chạy không dám đào bới, đánh cắp bảo vật trong mộ của Võ Tắc Thiên. Mời độc giả xem video: Sập nhà hàng tại Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng. Nguồn: THDT.
Khi còn sống, nhiều hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến cho các thầy phong thủy tìm vùng đất tốt để xây dựng lăng mộ. Trong số này, 3 lăng mộ nằm trên long mạch được xây dựng và không bị mộ tặc cướp phá. Đó là lăng mộ của Hiên Viên Hoàng đế, Tần Thủy Hoàng và Càn Lăng.
Theo quan niệm của người xưa, lăng mộ được xây dựng trên long mạch sẽ tượng tưng cho sự hưng thịnh - suy tàn của đất nước. Nếu lăng mộ bị kẻ gian phá hoại, làm tổn hại đến long mạch thì đất nước sẽ lâm nguy, gặp nhiều biến cố.
Các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi trải qua hàng ngàn năm, 3 lăng mộ xây dựng trên long mạch trên đều còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị mộ tặc đào bới, đánh cắp cổ vật.
Cụ thể, lăng mộ của Hiên Viên Hoàng đế nằm ở Kiều Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ông được coi là thủy tổ của dân tộc Trung Quốc. Vị trí xây dựng nơi an nghỉ ngàn thu của nhà vua nằm trên long mạch.
Theo "Hồ sơ về Ngũ hoàng" của Tư Mã Thiên, Hiên Viên Hoàng đế được tôn làm thánh cổ. Tất cả người dân Trung Quốc đều là hậu duệ của hoàng đế này.
Chính vì vậy, nơi yên nghỉ ngàn thu của Hiên Viên Hoàng đế không bị mộ tặc xâm phạm dù bên trong có rất nhiều đồ tùy táng giá trị như ngọc ngà, châu báu...
Tương tự, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng được xây dựng trên long mạch và nguyên vẹn suốt hàng ngàn năm mà không bị mộ tặc đào xới, đánh cắp đồ tùy táng.
Nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng ở chân phía bắc của Ly Sơn thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Phải tới năm 1974, một nông dân trong lúc đào giếng vô tình phát hiện lăng mộ.
Kể từ đó, giới khảo cổ Trung Quốc tiến hành khai quật lăng mộ của Tần Thủy Hoàng và có những phát hiện quan trọng. Trong số này có việc họ phát hiện lăng mộ được xây dựng vô cùng phức tạp.
Bên trong lăng mộ có dòng sông thủy ngân vô cùng nguy hiểm và nhiều cạm bẫy khác. Do đó, đến nay, giới chuyên gia mới chỉ có thể khám phá một phần nhỏ lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Càn Lăng nằm tại huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây là lăng mộ của Võ Tắc Thiên - nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc thời phong kiến. Đây là lăng mộ được bảo quản tốt nhất của nhà Đường và không bị mộ tặc quấy rầy.
Theo các chuyên gia, nơi an nghỉ ngàn thu của Võ Tắc Thiên nằm trên long mạch. Thêm nữa, Càn Lăng gắn liền với những giai thoại kỳ bí và rùng rợn khiến những kẻ trộm mộ sợ hãi.
Điển hình là giai thoại kể về một số tên trộm từng đến Càn Lăng. Chúng đang định đột nhập vào bên trong thì thời tiết đang tốt bỗng trở nên tối sầm và nổi gió mạnh. Không những vậy, nhóm trộm mộ còn nghe thấy những tiêng hét ghê sợ, khiến chúng sợ hãi bỏ chạy không dám đào bới, đánh cắp bảo vật trong mộ của Võ Tắc Thiên.
Mời độc giả xem video: Sập nhà hàng tại Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng. Nguồn: THDT.