Dưới thời Tam quốc, Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng được biết đến là 2 mưu sĩ xuất chúng của Tào Ngụy và Thục Hán. Hai người là kỳ phùng địch thủ suốt nhiều năm khi mỗi người đều dốc sức phò tá quân chủ thực hiện mục tiêu bá chủ thiên hạ.Gia Cát Lượng (181 - 234), tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là công thần khai quốc của nhà Thục Hán. Vị quân sư này nổi tiếng với nhiều kế sách hay như: mượn gió Đông Nam, hỏa thiêu Xích Bích, thuyền cỏ mượn tên, gảy đàn đuổi 15 vạn hùng binh của Trọng Đạt, 7 lần bắt - thả Mạnh Hoạch, lục xuất Kỳ Sơn…Không kém Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý (179 - 251), tự Trọng Đạt, cũng là một quân sư đại tài của Tào Ngụy. Là người đa mưu túc kế, Tư Mã Ý giúp nhà Tào Ngụy giữ vững vị thế cũng như có công trong việc lập đồn điền, làm thủy lợi, phát triển kinh tế.Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng nhiều lần so tài với nhau nhưng đều bất phân thắng bại. Tuy nhiên, một số sử gia nhận định, Tư Mã Ý "trên cơ" Gia Cát Lượng. Điều này được thể hiện qua hậu duệ của 2 người.Gia Cát Lượng chỉ có một con trai là Gia Cát Chiêm. Do qua đời trước Tư Mã Ý nên quân sư lỗi lạc nhà Thục Hán không có nhiều thời gian để bồi dưỡng con trai thành nhân tài xuất chúng.Vì vậy, Gia Cát Chiêm về sau chỉ trở thành một vị tướng của nhà Thục Hán và sự nghiệp không có sự nổi bật giống cha.Khác với Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý có 9 con trai. Trong số này, Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu nổi trội hơn. Với sự thông minh cộng thêm sự dạy dỗ của cha, hai người con này của Tư Mã Ý đều trở thành trọng thần của nhà Tào Ngụy.Khi còn sống, Tư Mã Ý khuyên bảo Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu cần biết nhẫn nhịn chờ thời cơ khi những vua nối dõi nhà Tào Ngụy ngày càng yếu đuối để "trở mình".Nhờ sống thọ hơn Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý có nhiều thời gian đề bồi dưỡng các con thành nhân tài cũng như chuẩn bị cho việc độc chiếm quyền lực từ nhà họ Tào.Tất cả những sự chuẩn bị của Tư Mã Ý đều đem đến kết quả khi về sau, cháu nội của Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm lật đổ nhà Tào Ngụy và đăng cơ lên ngôi hoàng đế, lập lên nhà Tây Tấn. Kể từ đó, gia tộc của Tư Mã Ý thống trị thiên hạ.Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THDT.
Dưới thời Tam quốc, Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng được biết đến là 2 mưu sĩ xuất chúng của Tào Ngụy và Thục Hán. Hai người là kỳ phùng địch thủ suốt nhiều năm khi mỗi người đều dốc sức phò tá quân chủ thực hiện mục tiêu bá chủ thiên hạ.
Gia Cát Lượng (181 - 234), tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là công thần khai quốc của nhà Thục Hán. Vị quân sư này nổi tiếng với nhiều kế sách hay như: mượn gió Đông Nam, hỏa thiêu Xích Bích, thuyền cỏ mượn tên, gảy đàn đuổi 15 vạn hùng binh của Trọng Đạt, 7 lần bắt - thả Mạnh Hoạch, lục xuất Kỳ Sơn…
Không kém Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý (179 - 251), tự Trọng Đạt, cũng là một quân sư đại tài của Tào Ngụy. Là người đa mưu túc kế, Tư Mã Ý giúp nhà Tào Ngụy giữ vững vị thế cũng như có công trong việc lập đồn điền, làm thủy lợi, phát triển kinh tế.
Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng nhiều lần so tài với nhau nhưng đều bất phân thắng bại. Tuy nhiên, một số sử gia nhận định, Tư Mã Ý "trên cơ" Gia Cát Lượng. Điều này được thể hiện qua hậu duệ của 2 người.
Gia Cát Lượng chỉ có một con trai là Gia Cát Chiêm. Do qua đời trước Tư Mã Ý nên quân sư lỗi lạc nhà Thục Hán không có nhiều thời gian để bồi dưỡng con trai thành nhân tài xuất chúng.
Vì vậy, Gia Cát Chiêm về sau chỉ trở thành một vị tướng của nhà Thục Hán và sự nghiệp không có sự nổi bật giống cha.
Khác với Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý có 9 con trai. Trong số này, Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu nổi trội hơn. Với sự thông minh cộng thêm sự dạy dỗ của cha, hai người con này của Tư Mã Ý đều trở thành trọng thần của nhà Tào Ngụy.
Khi còn sống, Tư Mã Ý khuyên bảo Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu cần biết nhẫn nhịn chờ thời cơ khi những vua nối dõi nhà Tào Ngụy ngày càng yếu đuối để "trở mình".
Nhờ sống thọ hơn Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý có nhiều thời gian đề bồi dưỡng các con thành nhân tài cũng như chuẩn bị cho việc độc chiếm quyền lực từ nhà họ Tào.
Tất cả những sự chuẩn bị của Tư Mã Ý đều đem đến kết quả khi về sau, cháu nội của Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm lật đổ nhà Tào Ngụy và đăng cơ lên ngôi hoàng đế, lập lên nhà Tây Tấn. Kể từ đó, gia tộc của Tư Mã Ý thống trị thiên hạ.
Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THDT.