Ái phi nổi tiếng của Càn Long – một trong ba mỹ nhân vừa "đẹp" vừa "thơm" nức tiếng trong lịch sử
Trong thời cổ đại, có tất cả ba mỹ nhân mà vừa sinh ra đã có mùi hương tự nhiên ở trên người.
Người thứ nhất là Tây Thi, Tây Thi là "món quà" mà Việt vương Câu Tiễn dâng tặng lên Ngô vương Phù Sai.
Phù Sai đã bị mùi hương trên người Tây Thi làm cho mê mẩn, ông thậm chí còn xây cho Tây Thi một hồ tắm riêng, đặt tên là "Hương Thủy Khê".
Mùi hương trên người Tây Thi thơm đến nỗi mà sau 3 năm từ khi nàng qua đời, chiếc giường nàng từng nằm vẫn còn lưu giữ mùi hương của nàng.
Người thứ hai là Dương Ngọc Hoàn (Dương Qúy Phí), nhà thơ Lý Bạch từng viết một bài thơ khen ngợi mùi hương trên người nàng: "Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương, vân vũ Vu Sơn uổng đoạn trường".
Ý của câu thơ là mùi hương trên người của Dương Ngọc Hoàn thơm đến mức khiến cho tiên nữ Vu Sơn cũng phải ngây ngất, (tiên nữ Vu Sơn là nhân vật trong truyền thuyết cổ đại của Trung Quốc).
Và người thứ ba trong ba mỹ nhân nức tiếng này là phi tử của Càn Long – Dung phi.
Dung phi chính là nguyên mẫu của nhân vật Hương phi mà mọi người đều rất quen thuộc trong bộ phim "Hoàn Châu cách cách".
Cũng giống như những gì mà bộ phim miêu tả về Hương phi, Hương phi ở ngoài đời, hay nói cách khác chính là Dung phi là người Duy Ngô Nhĩ, họ Hòa Trác Thị.
Trong truyền thuyết Dung phi được miêu tả là một người con gái có dung mạo vô cùng đặc biệt, khác biệt so với tất cả mọi người xung quanh. Nàng không cần dùng đến bất cứ hương liệu gì mà toàn thân vẫn toát lên một mùi hương thoang thoảng, thơm dịu.
Con đường trở thành phi tử của Càn Long của Dung phi
Một người ở nơi biên cương xa xôi như Dung phi đã tiến vào hoàng cung nhà Thanh như thế nào?
Câu chuyện này phải kể từ sự kiện vua Càn Long dẹp loạn cuộc nổi dậy của Đại Hòa Trác và Tiểu Hòa Trác, (hai người đứng đầu nổi tiếng trong lịch sử vùng Tây Bắc Trung Quốc).
Năm 1755, nhà Thanh đã dẹp yên, bình định khu Chuẩn Cát Nhĩ Hãn (một đế quốc du mục trên thảo nguyên châu Á), sau đó đã phóng thích các tù nhân Ba La Ni Đô và Hoắc Tập Chiêm, hai người này cũng chính là Đại Hòa Trác và Tiểu Hòa Trác, những người gây ra cuộc nổi loạn chống đối triều đình nhà Thanh.
Những tưởng việc phóng thích sẽ khiến cho hai anh em Hòa Trác biết ơn triều đình nhà Thanh, nhưng thật không ngờ được rằng, hai anh em này đã lấy oán báo ơn, họ đã khống chế, kiểm soát khu Kashgar và Yarkand (thuộc Tân Cương, Trung Quốc ngày nay), âm mưu phân tách, chia rẽ lãnh thổ Đại Thanh.
Hương Phi (Dung phi) trên phim.
Mặc dù xuất thân cùng một tổ tộc với 2 anh em Hòa Trác, nhưng gia đình của Dung phi vẫn kiên quyết phản đối hành động của họ, và luôn đứng về phía triều đình nhà Thanh, cùng triều đình tác chiến.
Năm 1759, triều đình nhà Thanh đã thành công bình định được cuộc nội loạn của Đại Hòa Trác và Tiểu Hòa Trác. Hai anh em Hòa Trác sau khi bại trận đã lẩn trốn đến Ba Đạt Khắc San (nước chư hầu của Đại Thanh), sau đó đã bị chính người dân tại nơi đây giết chết.
Để khen ngợi những người từng giúp đỡ triều đình nhà Thanh trong việc dẹp loạn, vua Càn Long đã đặc biệt ban thưởng cho những người có công, trong đó có gia đình của Dung phi.
Khi đó, anh trai của Dung phi – Đồ Nhĩ Đô đã đưa theo gia quyến và Dung phi cùng lên kinh thành, tiến cung để lĩnh thưởng.
Tuy rằng, Dung phi lúc nhập cung đã 27 tuổi – một độ tuổi được đánh giá là đã quá tuổi để lấy chồng ở thời xưa, nhưng Càn Long vẫn bị hấp dẫn bởi dung mạo xinh đẹp và mùi hương tươi mát ngào ngạt trên người nàng.
Dung phi không những sở hữu một dung mạo xinh đẹp và một mùi hương đặc biệt trên người, nàng còn may mắn được hưởng gen di truyền ca hát và nhảy múa từ bao đời nay của những thiếu nữ Duy Ngô Nhĩ.
Khi nhảy múa, cả người của Dung phi vô cùng mềm mại, uyển chuyển, động tác cổ cũng cực kì linh hoạt, trông nàng giống như một con thiên nga trắng đầy cao quý vậy.
Sau khi thưởng thức màn biểu diễn của tuyệt sắc mỹ nhân Dung phi, Càn Long đã bị nàng làm cho say đắm, lập tức đưa nàng vào hậu cung và phong nàng làm Qúy nhân.
Con đường thăng cấp phi vị của Dung phi vô cùng nhanh: nhập cung 3 năm được phong làm Tần, 5 năm sau được phong làm phi, và đứng thứ 3 trong hàng phi vị.
Ban ngày là ái phi của Càn Long, nhưng đêm đến lại bị hoàng đế lạnh nhạt
Tuy rằng Dung phi đã nhập cung, nhưng nàng vẫn giữ nguyên những phong cách, đặc trưng của quê nhà, trang phục nàng mặc vẫn là trang phục của dân tộc Duy Ngô Nhĩ.
Thậm chí Ngự Thiện Phòng (khu vực nhà bếp trong cung đình) còn có một đầu bếp chuyên nghiệp được mời đến từ quê hương của Dung phi để nấu những món ăn mà nàng thích, như vậy, có thể thấy Càn Long đã vô cùng sủng ái Dung phi.
Thế nhưng, một Dung phi được nếm đủ những yêu thương sủng ái của vua Càn Long lại chưa từng sinh cho Càn Long một người con nào dù bà đã sống đến 55 tuổi.
Càn Long sủng ái Hương phi đến vậy, nhưng tại sao giữa họ lại không có một mụn con? Thật ra, điều này có liên quan đến một bí mật không ai biết của Dung phi.
Tuy rằng trên người Dung phi có một mùi hương rất thơm, thế nhưng chân của nàng không những không thơm mà còn có mùi hôi. Theo ghi chép của "Thanh sử cảo" (bản thảo một bộ tư liệu lịch sử về thời nhà Thanh), Dung phi có mùi hôi chân.
Bình thường khi Dung phi đi giày, Càn Long không ngửi thấy mùi hôi này, chỉ khi đến giờ nghỉ ngơi, Dung phi tháo giày ra thì vua mới ngửi thấy.
Kết quả là, chỉ sau 1 đêm sủng hạnh duy nhất, ngửi thấy mùi hôi từ chân Dung phi, Càn Long không còn sủng hạnh nàng thêm một lần nào nữa. Nhưng vào ban ngày, Càn Long vẫn đối xử rất tốt với Dung phi.
"Kim vô túc xích, nhân vô thập toàn" (mọi vật không có gì là hoàn hảo), ông trời ban cho Dung phi một dung mạo xinh đẹp và một mùi hương tự nhiên đặc biệt, đồng thời cũng "ban" cho nàng một khiếm khuyết, thiếu sót.
May mắn rằng, Dung phi còn có một hậu thuẫn vững chắc sau lưng là gia tộc, Càn Long vì để thể hiện hòa khí giữa hai bên nên cũng không dám làm gì nàng.
Nếu người mang khiếm khuyết này không phải là Dung phi mà là một phi tần khác thì số phận của người này có khả năng sẽ bị đày vào lãnh cung sống cuộc sống còn lại của cuộc đời.
Số phận của những phi tần thời xưa chính là như vậy, vận mệnh của bản thân nhưng bản thân không có quyền quyết định, mà quyền quyết định ấy nằm hoàn toàn trong tay của bậc đế vương!