Có tuổi đời gần 2 thế kỷ, lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) là khu lăng mộ cổ quy mô lớn và nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn. Trong tâm khu lăng mộ là hai ngôi mộ song táng của ngài Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phẫn.Nhìn từ phía trước, mộ ngài Tả quân nằm bên phải, mộ phu nhân nằm bên trái. Hai ngôi mộ đặt song song và thiết kế giống nhau với tầng trên là hình thuôn dài, phía dưới hình chữ nhật.Theo các nhà nghiên cứu, kiểu mộ này được gọi là mộ "quy" (quy tức là mộ hình rùa), vì có hình dáng khum khum như cái mai của một con rùa đang nằm. Cách xây dựng này có ý nghĩa gì?Trong quan niệm dân gian, con rùa là một trong bốn linh vật hàng đầu (Long - Ly - Quy - Phụng), có sức mạnh bảo hộ về tâm linh rất lớn. Khi hình tượng rùa hiện diện ở lăng mộ (với cái mai bao bọc nấm mộ) thì nó có vai trò che chở chủ nhân ngôi mộ.Ngoài ra, con rùa cũng là biểu tượng của sự trường thọ. Một ngôi mộ hình rùa cũng mang hàm ý về một nơi an nghỉ bền vững đời đời của chủ nhân.So với các kiểu mộ khác, mộ dạng vòm “mai rùa” cũng có khả năng chống chịu tốt hơn trước sự bào mòn của thời tiết cũng như các tác động của con người.Vào thời phong kiến, chỉ các bậc quyền quý như người thuộc dòng dõi hoàng tộc, đại quan mới được xây mộ hình rùa, và việc xây dựng này phải tuân theo những quy định do triều đình đặt ra.Toàn thể khu mộ Tả quân Lê Văn Duyệt được xây bằng một loại vữa hợp chất, là loại vật liệu xây dựng có độ bền rất cao mà người xưa đã sáng tạo ra. Những ngôi mộ này được gọi chung là mộ hợp chất.Theo các nhà nghiên cứu, vật liệu xây mộ hợp chất có thành phần là vôi - vôi sống, vôi tôi, vỏ nghêu sò hay san hô nghiền vụn, cát, chất kết dính như mật, mật đường, mật ong, nhựa dây tơ hồng, ô dước, giấy gió … bao kín quan tài, không cho nước và không khí từ bên ngoài lọt vào.Thi hài trong mộ hợp chất thường được ngâm tẩm bằng một loại dầu đặc biệt để không bị phân hủy, khi kết hợp với bức tường hợp chất bên ngoài có khả năng tồn tại qua nhiều thế kỷ. Cách thức chôn cất cầu kỳ như vậy thể hiện ước nguyện giữ thi hài vĩnh hằng của người xưa.Trên thực tế, khi khai quật các ngôi mộ hợp chất kiểu này, các nhà khảo cổ đã tìm được nhiều thi hài nguyên vẹn, hay còn gọi là xác ướp. Một trong những xác ướp như vậy đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM...Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24.
Có tuổi đời gần 2 thế kỷ, lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) là khu lăng mộ cổ quy mô lớn và nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn. Trong tâm khu lăng mộ là hai ngôi mộ song táng của ngài Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phẫn.
Nhìn từ phía trước, mộ ngài Tả quân nằm bên phải, mộ phu nhân nằm bên trái. Hai ngôi mộ đặt song song và thiết kế giống nhau với tầng trên là hình thuôn dài, phía dưới hình chữ nhật.
Theo các nhà nghiên cứu, kiểu mộ này được gọi là mộ "quy" (quy tức là mộ hình rùa), vì có hình dáng khum khum như cái mai của một con rùa đang nằm. Cách xây dựng này có ý nghĩa gì?
Trong quan niệm dân gian, con rùa là một trong bốn linh vật hàng đầu (Long - Ly - Quy - Phụng), có sức mạnh bảo hộ về tâm linh rất lớn. Khi hình tượng rùa hiện diện ở lăng mộ (với cái mai bao bọc nấm mộ) thì nó có vai trò che chở chủ nhân ngôi mộ.
Ngoài ra, con rùa cũng là biểu tượng của sự trường thọ. Một ngôi mộ hình rùa cũng mang hàm ý về một nơi an nghỉ bền vững đời đời của chủ nhân.
So với các kiểu mộ khác, mộ dạng vòm “mai rùa” cũng có khả năng chống chịu tốt hơn trước sự bào mòn của thời tiết cũng như các tác động của con người.
Vào thời phong kiến, chỉ các bậc quyền quý như người thuộc dòng dõi hoàng tộc, đại quan mới được xây mộ hình rùa, và việc xây dựng này phải tuân theo những quy định do triều đình đặt ra.
Toàn thể khu mộ Tả quân Lê Văn Duyệt được xây bằng một loại vữa hợp chất, là loại vật liệu xây dựng có độ bền rất cao mà người xưa đã sáng tạo ra. Những ngôi mộ này được gọi chung là mộ hợp chất.
Theo các nhà nghiên cứu, vật liệu xây mộ hợp chất có thành phần là vôi - vôi sống, vôi tôi, vỏ nghêu sò hay san hô nghiền vụn, cát, chất kết dính như mật, mật đường, mật ong, nhựa dây tơ hồng, ô dước, giấy gió … bao kín quan tài, không cho nước và không khí từ bên ngoài lọt vào.
Thi hài trong mộ hợp chất thường được ngâm tẩm bằng một loại dầu đặc biệt để không bị phân hủy, khi kết hợp với bức tường hợp chất bên ngoài có khả năng tồn tại qua nhiều thế kỷ. Cách thức chôn cất cầu kỳ như vậy thể hiện ước nguyện giữ thi hài vĩnh hằng của người xưa.
Trên thực tế, khi khai quật các ngôi mộ hợp chất kiểu này, các nhà khảo cổ đã tìm được nhiều thi hài nguyên vẹn, hay còn gọi là xác ướp. Một trong những xác ướp như vậy đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM...
Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24.