Được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc có niên đại từ thế kỷ 17, là một trong những bức tượng cổ tạo hình phụ nữ đẹp nhất Việt Nam.Tượng có nguồn gốc từ chùa Mật Sơn (Bố Vệ, Đông Sơn, Thanh Hóa), tái hiện chân dung bà Trịnh Thị Ngọc Trúc (1595–1660), hoàng hậu thời vua Lê Thần Tông.Tượng được tạc bằng gỗ nguyên khối, có chiều cao 111 cm, tạo hình Hoàng hậu họ Trịnh trong tư thế chân xếp bằng kiểu kiết già toàn phần - thế ngồi bắt chéo chân khi thiền định.Một tay tượng ngửa ra đặt trong lòng đùi, tay kia giơ ngang ngực kết ấn Vô Úy. Thế tay này tượng trưng cho sự phổ độ chúng sinh, đồng thời thể hiện tâm Phật của Hoàng hậu Trịnh.Chiếc vương miện của Hoàng hậu có tạc tượng A Di Đà ngồi tọa thiền ở phía trước. Đây là biểu tượng thường thấy trên các pho tượng Quan Âm, thể hiện sự kính ngưỡng của dân gian dành cho hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc.Theo sách Kim toả thực lục, Trịnh vương ngọc phả ghi thì bà Trịnh Thị Ngọc Trúc là con gái thứ của Thanh Đô vương Trịnh Tráng và Chính phi Nguyễn Thị Ngọc Tú (con gái của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng).Tương truyền, Ngọc Trúc thông minh từ nhỏ, rất hiếu học. Mới 9, 10 tuổi đã đọc thông, viết thạo cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, đọc làu kinh sử, giỏi văn thơ, sùng đạo Phật, chú tâm kinh kệ, miệt mài nghiên cứu bộ Kim cang.Có thời gian bà đã quy y tại Ninh Phúc tự (chùa Bút Tháp) tại xã Đình Tổ huyện Thuận Thành, Kinh Bắc. Được thiền sư Chuyết Chuyết ban cho pháp danh là Pháp Tánh, bà vừa tu luyện vừa được dịp học hỏi nghiên cứu sâu xa thêm về kinh điển của nhà Phật.Trước cảnh quốc gia lâm nạn phân tranh giữa hai họ Trịnh Nguyễn (1558–1672) bà không khỏi đau xót. Song thân thì thường chiếu ý cho bà dành thời gian miệt mài bút nghiên, nên bà kết hôn hơi muộn so với phụ nữ đương thời.Chồng bà là Cường quận công Lê Trụ, thuộc dòng hoàng tộc Lê triều. Sau vì ông phạm tội nặng, bị giam ngục rồi mất. Đến năm bà 36 tuổi (1630) chúa Trịnh Tráng lại gả bà cho Lê Thần Tông. Bà được tấn phong làm Hoàng hậu.Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi Lê Thần Tông lấy bà Ngọc Trúc, cả triều đình đều can vì bà không còn trẻ và đã có một đời chồng. Nhưng vua gạt đi và nói: "Đã trót rồi, lấy gượng vậy."Sau khi Thần Tông rời khỏi ngai vàng, Trịnh Thái hậu đến tu và ở hẳn chùa Bút Tháp. Năm 1660, bà viên tịch tại chùa, thọ 65 tuổi. Sau khi mất, bà được nhiều nơi tạc tượng thờ nhưng pho tượng ở chùa Mật là pho tượng đặc sắc nhất còn được lưu giữ đến nay.Năm 1992, bức tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc của chùa Mật đã được chuyển về Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) để bào quản và trưng bày. Vào năm 2013, hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc có niên đại từ thế kỷ 17, là một trong những bức tượng cổ tạo hình phụ nữ đẹp nhất Việt Nam.
Tượng có nguồn gốc từ chùa Mật Sơn (Bố Vệ, Đông Sơn, Thanh Hóa), tái hiện chân dung bà Trịnh Thị Ngọc Trúc (1595–1660), hoàng hậu thời vua Lê Thần Tông.
Tượng được tạc bằng gỗ nguyên khối, có chiều cao 111 cm, tạo hình Hoàng hậu họ Trịnh trong tư thế chân xếp bằng kiểu kiết già toàn phần - thế ngồi bắt chéo chân khi thiền định.
Một tay tượng ngửa ra đặt trong lòng đùi, tay kia giơ ngang ngực kết ấn Vô Úy. Thế tay này tượng trưng cho sự phổ độ chúng sinh, đồng thời thể hiện tâm Phật của Hoàng hậu Trịnh.
Chiếc vương miện của Hoàng hậu có tạc tượng A Di Đà ngồi tọa thiền ở phía trước. Đây là biểu tượng thường thấy trên các pho tượng Quan Âm, thể hiện sự kính ngưỡng của dân gian dành cho hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc.
Theo sách Kim toả thực lục, Trịnh vương ngọc phả ghi thì bà Trịnh Thị Ngọc Trúc là con gái thứ của Thanh Đô vương Trịnh Tráng và Chính phi Nguyễn Thị Ngọc Tú (con gái của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng).
Tương truyền, Ngọc Trúc thông minh từ nhỏ, rất hiếu học. Mới 9, 10 tuổi đã đọc thông, viết thạo cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, đọc làu kinh sử, giỏi văn thơ, sùng đạo Phật, chú tâm kinh kệ, miệt mài nghiên cứu bộ Kim cang.
Có thời gian bà đã quy y tại Ninh Phúc tự (chùa Bút Tháp) tại xã Đình Tổ huyện Thuận Thành, Kinh Bắc. Được thiền sư Chuyết Chuyết ban cho pháp danh là Pháp Tánh, bà vừa tu luyện vừa được dịp học hỏi nghiên cứu sâu xa thêm về kinh điển của nhà Phật.
Trước cảnh quốc gia lâm nạn phân tranh giữa hai họ Trịnh Nguyễn (1558–1672) bà không khỏi đau xót. Song thân thì thường chiếu ý cho bà dành thời gian miệt mài bút nghiên, nên bà kết hôn hơi muộn so với phụ nữ đương thời.
Chồng bà là Cường quận công Lê Trụ, thuộc dòng hoàng tộc Lê triều. Sau vì ông phạm tội nặng, bị giam ngục rồi mất. Đến năm bà 36 tuổi (1630) chúa Trịnh Tráng lại gả bà cho Lê Thần Tông. Bà được tấn phong làm Hoàng hậu.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi Lê Thần Tông lấy bà Ngọc Trúc, cả triều đình đều can vì bà không còn trẻ và đã có một đời chồng. Nhưng vua gạt đi và nói: "Đã trót rồi, lấy gượng vậy."
Sau khi Thần Tông rời khỏi ngai vàng, Trịnh Thái hậu đến tu và ở hẳn chùa Bút Tháp. Năm 1660, bà viên tịch tại chùa, thọ 65 tuổi. Sau khi mất, bà được nhiều nơi tạc tượng thờ nhưng pho tượng ở chùa Mật là pho tượng đặc sắc nhất còn được lưu giữ đến nay.
Năm 1992, bức tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc của chùa Mật đã được chuyển về Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) để bào quản và trưng bày. Vào năm 2013, hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia.