1. Tọa lạc tại số 19 phố Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội, chùa Hòe Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự, có lịch sử hình thành từ thời nhà Lý. Trong chùa có nhiều tượng cổ, trong đó đặc sắc nhất là bức tượng “Phật ngồi lưng vua”, đặt ở góc phải phía sau của chính điện.Bức tượng thể hiện hình ảnh một vị vua quỳ sát đất, lưng là nơi an tọa của một nhà tu hành tay kết ấn, vẻ mặt từ bi, thoát tục. Tổng thể pho tượng “Phật ngồi trên lưng vua” cao hơn 3 m là một bức tượng kép gồm 2 phần được khớp vào nhau một cách khéo léo.Có nhiều lý giải khác nhau về nguồn gốc của tác phẩm. Theo tư liệu của chùa Hòe Nhai thì vào thời vua Lê Hy Tông (1663-1716), Phật giáo bị Nho giáo lấn át, vua ban sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, trong đó có thiền sư Tông Diễn.Trước pháp nạn này, ông trở lại kinh thành Thăng Long tìm cách giáo hóa vua Lê Hy Tông. Sự thành tâm cùng lý lẽ của vị thiền sư đã đã làm nhà vua tỉnh ngộ. Để thể hiện sự hối lỗi, vua cho tạc bức tượng có hình vua phủ phục dưới đất, cõng trên lưng vị thiền sư đắc đạo.2. Đền thờ Lê Văn Thịnh ở xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là nơi đang lưu giữ một Bảo vật quốc gia của Việt Nam. Đó là một bức tượng được gọi là rồng đá hoặc xà thần, có tạo hình rất đặc biệt, được tìm thấy trong quá trình tu sửa đền năm 1991.Tượng được làm bằng đá sa thạch, có niên đại từ thời Lý (khoảng thế kỷ 12), có hình một sinh vật nửa rồng nửa rắn có thân cuộn vào nhau, phần đầu vươn lên uốn cong rồi cúi xuống ngoạm vào phần thân phía trên. Chân rồng có móng vuốt nhọn, xòe rộng, bấu chặt vào phần.Tư thế “miệng cắn thân, chân xé mình” được đánh giá là hết sức kỳ lạ, như ẩn chứa tâm trạng đau đớn, bi thương, phẫn uất đến cùng cực. Trong suốt chiều dài của nền điêu khắc cổ Việt Nam và khu vực Đông Nam Á không có bức tượng nào như vậy.Có ý kiến cho rằng tượng là hiện thân của Thái sư Lê Văn Thịnh, do người đời tạc sau khi ông mất để thể hiện nỗi đau và sự phẫn nộ xuyên thế kỷ khi ông bị vu oan “hóa hổ giết vua”.3. Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi đang lưu giữ một bức tượng rồng hiếm có và hết sức độc đáo của vương quốc Champa cổ. Tượng này cao khoảng 1 mét, có từ thế kỷ 12, làm từ đá sa thạch, được phát hiện tại di chỉ tháp Mẫm, Bình Định năm 1934-1935.Tượng được tạo dáng trong tư thế chầu với hai chân trước đặt hướng về trước, hai chân sau chổng lên trời, đầu to quá khổ so với thân, trông khá ngộ nghĩnh. Cặp mông tròn trịa làm tăng thêm yếu tố hài hước cho tác phẩm.Theo giới nghiên cứu, con rồng này có thể là sự kết hợp giữa rồng trong văn hóa Việt/ Hoa với Makara, quái vật biển theo thần thoại Ấn Độ. Đây là một sự giao thoa văn hóa Đại Việt – Champa.Cho đến nay, ý nghĩa của hình tượng rồng trong văn hóa Chăm vẫn còn có nhiều điều chưa được làm sáng tỏ. Dù vậy, có thể coi bức tượng này là minh chứng cho sự khéo léo, óc sáng tạo và tính hài hước của các nghệ sĩ Chăm xưa.
1. Tọa lạc tại số 19 phố Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội, chùa Hòe Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự, có lịch sử hình thành từ thời nhà Lý. Trong chùa có nhiều tượng cổ, trong đó đặc sắc nhất là bức tượng “Phật ngồi lưng vua”, đặt ở góc phải phía sau của chính điện.
Bức tượng thể hiện hình ảnh một vị vua quỳ sát đất, lưng là nơi an tọa của một nhà tu hành tay kết ấn, vẻ mặt từ bi, thoát tục. Tổng thể pho tượng “Phật ngồi trên lưng vua” cao hơn 3 m là một bức tượng kép gồm 2 phần được khớp vào nhau một cách khéo léo.
Có nhiều lý giải khác nhau về nguồn gốc của tác phẩm. Theo tư liệu của chùa Hòe Nhai thì vào thời vua Lê Hy Tông (1663-1716), Phật giáo bị Nho giáo lấn át, vua ban sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, trong đó có thiền sư Tông Diễn.
Trước pháp nạn này, ông trở lại kinh thành Thăng Long tìm cách giáo hóa vua Lê Hy Tông. Sự thành tâm cùng lý lẽ của vị thiền sư đã đã làm nhà vua tỉnh ngộ. Để thể hiện sự hối lỗi, vua cho tạc bức tượng có hình vua phủ phục dưới đất, cõng trên lưng vị thiền sư đắc đạo.
2. Đền thờ Lê Văn Thịnh ở xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là nơi đang lưu giữ một Bảo vật quốc gia của Việt Nam. Đó là một bức tượng được gọi là rồng đá hoặc xà thần, có tạo hình rất đặc biệt, được tìm thấy trong quá trình tu sửa đền năm 1991.
Tượng được làm bằng đá sa thạch, có niên đại từ thời Lý (khoảng thế kỷ 12), có hình một sinh vật nửa rồng nửa rắn có thân cuộn vào nhau, phần đầu vươn lên uốn cong rồi cúi xuống ngoạm vào phần thân phía trên. Chân rồng có móng vuốt nhọn, xòe rộng, bấu chặt vào phần.
Tư thế “miệng cắn thân, chân xé mình” được đánh giá là hết sức kỳ lạ, như ẩn chứa tâm trạng đau đớn, bi thương, phẫn uất đến cùng cực. Trong suốt chiều dài của nền điêu khắc cổ Việt Nam và khu vực Đông Nam Á không có bức tượng nào như vậy.
Có ý kiến cho rằng tượng là hiện thân của Thái sư Lê Văn Thịnh, do người đời tạc sau khi ông mất để thể hiện nỗi đau và sự phẫn nộ xuyên thế kỷ khi ông bị vu oan “hóa hổ giết vua”.
3. Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng là nơi đang lưu giữ một bức tượng rồng hiếm có và hết sức độc đáo của vương quốc Champa cổ. Tượng này cao khoảng 1 mét, có từ thế kỷ 12, làm từ đá sa thạch, được phát hiện tại di chỉ tháp Mẫm, Bình Định năm 1934-1935.
Tượng được tạo dáng trong tư thế chầu với hai chân trước đặt hướng về trước, hai chân sau chổng lên trời, đầu to quá khổ so với thân, trông khá ngộ nghĩnh. Cặp mông tròn trịa làm tăng thêm yếu tố hài hước cho tác phẩm.
Theo giới nghiên cứu, con rồng này có thể là sự kết hợp giữa rồng trong văn hóa Việt/ Hoa với Makara, quái vật biển theo thần thoại Ấn Độ. Đây là một sự giao thoa văn hóa Đại Việt – Champa.
Cho đến nay, ý nghĩa của hình tượng rồng trong văn hóa Chăm vẫn còn có nhiều điều chưa được làm sáng tỏ. Dù vậy, có thể coi bức tượng này là minh chứng cho sự khéo léo, óc sáng tạo và tính hài hước của các nghệ sĩ Chăm xưa.