Dùng nước ấm hoặc rượu pha gừng, tỏi để lau bàn thờ
Điều đầu tiên cần làm trong việc bày trí bàn thờ ngày Tết là phải giữ cho nó luôn sạch sẽ. Thông thường, ông bà ta sẽ lau dọn bàn thờ vào ngày 23 tháng Chạp (tháng Mười Hai) âm lịch. Trước khi dọn dẹp, chúng ta phải tắm thật sạch sẽ, chuẩn bị một đĩa trái cái và thắp hương thông báo cho ông bà tổ tiên biết rằng mình sắp lau dọn bàn thờ để tránh gặp những điều kém may mắn.
|
Ảnh minh họa. |
Đặc biệt khi lau bài vị hay tượng thờ phải dùng nước ấm chứ không được dùng nước lạnh, có thể dùng rượu hòa với của gừng hoặc tỏi được giã nhỏ để lau bàn thờ. Vì theo dân gian lưu truyền, tỏi và gừng có công dụng trừ tà hiệu quả, khi pha pha với rượu và dùng nó để lau bàn thờ sẽ giúp tẩy uế, đuổi sạch những điều xui xẻo của năm cũ và chào đón một năm mới đầy an khang, hạnh phúc.
Bên cạnh đó, tỏi và gừng còn là những nguyên liệu tẩy vết bẩn hiệu quả nên khi dùng để lau bài vị hay tượng thờ sẽ giúp chúng trắng sạch như mới. Không chỉ được dùng để lau dọn bàn thờ dịp Tết, chúng ta còn có thể dùng chúng tắm để “tẩy trần”, điều này sẽ giúp chúng ta xua đi vận vui tất cả những chuyện buồn của năm cũ và khởi đầu một năm mới đầy may mắn.
Bên cạnh đó, chúng ta phải chuẩn bị một chiếc bàn được phủ tấm vải đỏ để đặt bài vị lên đó, chờ sau khi hương cháy hết mới được bắt đầu công việc. Nếu trên bàn thờ có cả bài vị của các vị thần Phật và tổ tiên, phải lấy bài vị của thần Phật xuống trước và đặt ở phía cao hơn hoặc đặt ở hai nơi riêng biệt.
Khi lau bàn thờ phải nhớ lau bài vị trước rồi mới đến lư hương và đặc biệt không được bỏ cát vào lư hương để tránh bị hao tài. Khi đặt bài vị hay lư hương lên bàn thờ đều phải đặt của các vị thần Phật trước rồi mới đến tổ tiên.
Nước bao sái bàn thờ là nước 5 thứ thảo dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn), hoặc rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng. Đun sôi cho kỹ những thảo dược đó với 1,5 lít nước, để ấm rồi dùng nước đó để lau rửa bàn thờ và đồ thờ cúng. Nếu muốn thơm hơn thì đun lâu hơn cho nước đặc, hoặc mua thêm hương liệu (đối với bàn thờ lớn, hoặc nhiều bàn thờ). Việc bao sái ai làm cũng được, chỉ cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ quý, vật phẩm, ảnh gia tiên…
Sau khi lau dọn bàn thờ
Sau khi lau dọn xong xuôi sẽ đến công đoạn đặt lại đồ thờ lên ban thờ. Trước khi đặt lại đồ thờ lên, dùng 7 tờ tiền vàng đốt rồi hơ 4 phía trên, dưới, phải, trái của bàn thờ. Sau khi đặt lại đồ thờ thì thắp 3 nén hương lên bát hương và vái lạy lần nữa.
Để cẩn thận, người ta thường làm lễ. Cách thức như sau, dùng 7 tờ tiền vàng đốt và làm dấu hơ ở 4 hướng trên dưới trái phải ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.
Sau đó, đốt thêm 7 tờ tiền vàng nữa để làm sạch tại các vị trí đặt bài vị, bát hương thần Phật tổ tiên, sau đó mới đặt các đồ vào đúng chỗ.
Cuối cùng là cắm 12 que hương theo thứ tự hướng thời gian: Que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc "niên niên thị hảo niên", tức mỗi năm đều là năm tốt.
Que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc "nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt", tức mỗi tháng đều là tháng tốt. Que thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc "nhật nhật thị hảo nhật", tức mỗi ngày đều là ngày tốt. Que thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc "thời thời vị hảo thời", tức mỗi giờ đều là giờ tốt.
Cứ như vậy cho đến khi cắm hết 12 que hương. Trên đây là những lưu ý cơ bản để mọi người có thể lau dọn bàn thờ đúng cách mỗi dịp cuối năm.
(Bài viết mang tính tham khảo)