Đồi phong thủy nào trấn áp long mạch tiền triều ở Tử Cấm Thành?

Google News

Đồi Cảnh Sơn được vua Chu Đệ nhà Minh xây khi dời đô tới Bắc Kinh năm 1416, nhằm trấn áp long mạch tiền triều và che chắn Tử Cấm Thành.

Thời Minh Thanh, thành Bắc Kinh đặt 5 vật trấn giữ tại 5 hướng Đông, Nam, Tây, Bắc và ở giữa. Vật trấn ở giữa là Cảnh Sơn. Năm 1421, vua thứ ba của triều Đại Minh là Chu Đệ ra lệnh dời đô từ Nam Kinh ở phía nam lên Bắc Kinh. Chu Đệ không muốn Diên Xuân Các, nơi ở cũ của hoàng đế triều Nguyên, tồn tại trong hậu viện, bèn ra lệnh xóa sổ Diên Xuân Các.

Doi phong thuy nao tran ap long mach tien trieu o Tu Cam Thanh?

 

Năm 1416, khi phát lệnh tu sửa thành Bắc Kinh, Chu Đệ yêu cầu dời tường thành phía bắc của Cố Cung (nay là Tử Cấm Thành), về phía nam 500 mét. Từ đó, Diên Xuân Các không còn trong Cố Cung. Để xóa sổ Diên Xuân Các, ông còn ra lệnh đắp đất lên vị trí cũ, tạo thành ngọn núi mang tên Trấn Sơn, với mục đích áp chế tiền triều, ngăn cản nguy cơ triều Nguyên trỗi dậy. Trấn Sơn sau này được gọi là Cảnh Sơn.

Tuy nhiên, Cảnh Sơn cũng tạo ra vấn đề mới. Kinh đô cũ do Lưu Bỉnh Trung thiết kế, dựa theo thái cực bát quái. Điểm thái cực trung tâm thời đó nằm ở khu vực cầu Ngân Đĩnh bây giờ. Cả thành Bắc Kinh lấy nơi này làm trung tâm, vươn ra 4 hướng theo bố cục phong thủy cát tường. Nhưng khi tường thành phía bắc của Cố Cung dịch về phía nam, phong thủy của thành Bắc Kinh cũng thay đổi.

Điểm thái cực cũng dịch xuống phía nam. Vị trí này chính là Cảnh Sơn. Thay đổi này khiến bố cục thành Bắc Kinh dịch về phía nam, hình thành nên quy hoạch của thành phố Bắc Kinh hiện đại. Cảnh Sơn là nơi khởi đầu của một vương triều bền vững thời Chu Đệ, cũng là khởi đầu cho một đô thành phồn vinh. Nhưng đây là nơi Sùng Trinh, hoàng đế cuối cùng triều Minh, thắt cổ tự tử năm 1644, mở ra triều Thanh.

Theo PV/Doanh Nghiệp Việt Nam

>> xem thêm

Bình luận(0)