Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Do đó, cung điện hoàng gia tráng lệ này trở thành nơi lưu giữ nhiều bí mật về cuộc sống của nhà vua, triều đình và hậu cung.Một trong những bí ẩn khiến hậu thế tò mò nhất đó là cánh cổng bị niêm phong trong hơn 100 năm qua bên trong Tử Cấm Thành. Đó là cánh cửa nằm trong khuôn viên di tích Thiên Đàn (đàn tế trời) ở phía nam cung điện hoàng gia này.Theo các nhà nghiên cứu, cho đến nay, chỉ duy nhất hoàng đế Càn Long của nhà Thanh từng bước qua cánh cổng đặc biệt này trong Cố Cung. Điều này khiến công chúng càng tò mò hơn về bí mật nào được che giấu sau cánh cổng đó.Bí ẩn trên được giải mã nhờ tấm bia đặt ngoài cổng. Cụ thể, dưới thời phong kiến, Thiên Đàn là nơi các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện lễ tế trời đất nhằm cầu bái thiên địa và thần linh để cầu cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an.Do đó, những lễ tế, cúng bái này thường rất phức tạp và diễn ra trong thời gian khá dài. Trong số này có việc trước khi diễn ra lễ tế, nhà vua sẽ phải đi theo một con đường cố định, thắp hương và khấn vái. Sau đó, nhà vua về chính điện để chuẩn bị cho các hoạt động khác.Vào ngày hôm sau, hoạt động tế lễ chính thức diễn ra. Hoàng đế sẽ đi qua cầu Đan Bệ dài 360m để đến bàn thờ, quỳ lạy dâng hương nhiều lần. Quá trình tế lễ đòi hỏi nhà vua phải có sức khỏe tốt. Nếu nhà vua đã già yếu hoặc bệnh tật thì những lễ nghi phức tạp, kéo dài trong lễ tế sẽ khiến bậc đế vương mệt mỏi.Hoàng đế Càn Long là nhà vua có thời gian tại vị lâu nhất (61 năm) và sống thọ nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Do đó, ông hoàng này đích thân chủ trì nhiều lễ tế trong Tử Cấm Thành. Đến năm 1779, sức khỏe của vua Càn Long (khi ấy 70 tuổi) không còn tốt như xưa nên việc thực hiện các lễ tế ở Thiên Đàn khiến ông hao tổn sức khỏe.Xuất phát từ tình hình đó, quan chức Thái Thường Tự đề nghị xây một cánh cổng ở phía tây Hoàng Càn điện để rút ngắn quãng đường để nhà vua di chuyển đến Thiên Đàn. Nhờ vậy, vua Càn Long đỡ vất vả, mệt nhọc hơn khi đến Thiên Đàn làm lễ tế.Vì không muốn con cháu lười biếng trong quá trình thực hiện lễ tế nên vua Càn Long lệnh cho khắc dòng chữ "Cổ Hy Môn" làm tên cổng. Tên gọi này hàm ý những người dưới 70 tuổi không được đi qua cửa này.Sau vua Càn Long, không có hoàng đế, con cháu hoàng tộc nào sống thọ qua 70 tuổi. Vậy nên, chỉ có hoàng đế Càn Long từng đi qua cánh cửa này.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Do đó, cung điện hoàng gia tráng lệ này trở thành nơi lưu giữ nhiều bí mật về cuộc sống của nhà vua, triều đình và hậu cung.
Một trong những bí ẩn khiến hậu thế tò mò nhất đó là cánh cổng bị niêm phong trong hơn 100 năm qua bên trong Tử Cấm Thành. Đó là cánh cửa nằm trong khuôn viên di tích Thiên Đàn (đàn tế trời) ở phía nam cung điện hoàng gia này.
Theo các nhà nghiên cứu, cho đến nay, chỉ duy nhất hoàng đế Càn Long của nhà Thanh từng bước qua cánh cổng đặc biệt này trong Cố Cung. Điều này khiến công chúng càng tò mò hơn về bí mật nào được che giấu sau cánh cổng đó.
Bí ẩn trên được giải mã nhờ tấm bia đặt ngoài cổng. Cụ thể, dưới thời phong kiến, Thiên Đàn là nơi các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện lễ tế trời đất nhằm cầu bái thiên địa và thần linh để cầu cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an.
Do đó, những lễ tế, cúng bái này thường rất phức tạp và diễn ra trong thời gian khá dài. Trong số này có việc trước khi diễn ra lễ tế, nhà vua sẽ phải đi theo một con đường cố định, thắp hương và khấn vái. Sau đó, nhà vua về chính điện để chuẩn bị cho các hoạt động khác.
Vào ngày hôm sau, hoạt động tế lễ chính thức diễn ra. Hoàng đế sẽ đi qua cầu Đan Bệ dài 360m để đến bàn thờ, quỳ lạy dâng hương nhiều lần. Quá trình tế lễ đòi hỏi nhà vua phải có sức khỏe tốt. Nếu nhà vua đã già yếu hoặc bệnh tật thì những lễ nghi phức tạp, kéo dài trong lễ tế sẽ khiến bậc đế vương mệt mỏi.
Hoàng đế Càn Long là nhà vua có thời gian tại vị lâu nhất (61 năm) và sống thọ nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Do đó, ông hoàng này đích thân chủ trì nhiều lễ tế trong Tử Cấm Thành. Đến năm 1779, sức khỏe của vua Càn Long (khi ấy 70 tuổi) không còn tốt như xưa nên việc thực hiện các lễ tế ở Thiên Đàn khiến ông hao tổn sức khỏe.
Xuất phát từ tình hình đó, quan chức Thái Thường Tự đề nghị xây một cánh cổng ở phía tây Hoàng Càn điện để rút ngắn quãng đường để nhà vua di chuyển đến Thiên Đàn. Nhờ vậy, vua Càn Long đỡ vất vả, mệt nhọc hơn khi đến Thiên Đàn làm lễ tế.
Vì không muốn con cháu lười biếng trong quá trình thực hiện lễ tế nên vua Càn Long lệnh cho khắc dòng chữ "Cổ Hy Môn" làm tên cổng. Tên gọi này hàm ý những người dưới 70 tuổi không được đi qua cửa này.
Sau vua Càn Long, không có hoàng đế, con cháu hoàng tộc nào sống thọ qua 70 tuổi. Vậy nên, chỉ có hoàng đế Càn Long từng đi qua cánh cửa này.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.