Chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) được xây năm 1057, là nơi đang bộ tượng 10 linh thú được đánh giá là những tác phẩm điêu khắc có một không hai của thời nhà Lý. Đó là 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo.Cặp tượng tê giác được tạo tác bằng đá sa thạch nguyên khối, cao khoảng 1,2m, được tạo hình trong tư thế phủ phục. Mình của tê giác được chạm hình vẩy hình tròn, đều tăm tắp như vẩy cá. Tình trạng hai bức tượng còn khá nguyên vẹn.Theo các nhà nghiên cứu, các linh thú ở chùa Phật tích đều có trong điển tích nhà Phật, mang ý nghĩa bảo vệ và quy y Phật pháp. Trong đó, tê giác là biểu tượng cho những người tu hành kiên trì cho đến ngày giải thoát.Vào năm 2017, bộ tượng 10 linh thú của chùa Phật Tích, trong đó có hai tượng tê giác tuổi đời gần 1.000 năm đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.Nằm trong quần thể di tích Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) lăng mộ vua Lê Thái Tổ (1385-1433) là nơi lưu giữ nhiều tượng đá cổ độc đáo, là những cổ vật quý giá của nền điêu khắc thời Hậu Lê.Đó là những bức tượng quan văn, quan võ và tượng các loài động vật gồm voi, nghê, ngựa, tê giác và hổ. Đặc biệt, sự xuất hiện của tượng tê giác có thể nói là điều hy hữu, vì hình tượng loài vật này hầu như không được ghi nhận tại các lăng mộ cổ khác ở Việt Nam.Cặp tượng tê giác ở lăng mộ vua Lê Thái Tổ được tạc từ đá nguyên khối, dáng đứng, mang những đường nét chạm khắc mềm mại, đơn giản.Điểm thú vị trong tạo hình của hai bức tượng này là sừng tê giác được đặt trên đỉnh đầu - giống như hình tượng kỳ lân trong văn hóa phương Tây - chứ sừng không nằm trên mõm như hình ảnh loài tê giác trong thực tế.Bảo vật quốc gia - Cửu Đỉnh nhà Nguyễn ở Hoàng thành Huế là một bộ sưu tập những hình ảnh mang tính biểu tượng về nước Việt xưa. Hình tượng các loài động vật được thể hiện trên Cửu Đỉnh rất phong phú và sinh động, trong đó loài tê giác được khắc ở Chương Đỉnh, chiếc đỉnh thứ ba.Hình tượng tê giác trên Chương đỉnh được tái hiện trong khung cảnh rừng rậm với những đường nét rất sinh động.Lớp da tê giác được chạm khắc rất chi tiết với những nếp gấp, một đặc trưng của loài tê giác trong thực tế. Trên đầu tê giác có một chữ "tê", nghĩa là tê giác.Nếu hình tượng tê giác ở chùa Phật Tích và lăng mộ vua Lê mang ý nghĩa tâm linh thì tê giác được khắc ở Cửu Đỉnh với tư cách một sản vật quý giá của nước Việt.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) được xây năm 1057, là nơi đang bộ tượng 10 linh thú được đánh giá là những tác phẩm điêu khắc có một không hai của thời nhà Lý. Đó là 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo.
Cặp tượng tê giác được tạo tác bằng đá sa thạch nguyên khối, cao khoảng 1,2m, được tạo hình trong tư thế phủ phục. Mình của tê giác được chạm hình vẩy hình tròn, đều tăm tắp như vẩy cá. Tình trạng hai bức tượng còn khá nguyên vẹn.
Theo các nhà nghiên cứu, các linh thú ở chùa Phật tích đều có trong điển tích nhà Phật, mang ý nghĩa bảo vệ và quy y Phật pháp. Trong đó, tê giác là biểu tượng cho những người tu hành kiên trì cho đến ngày giải thoát.
Vào năm 2017, bộ tượng 10 linh thú của chùa Phật Tích, trong đó có hai tượng tê giác tuổi đời gần 1.000 năm đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Nằm trong quần thể di tích Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) lăng mộ vua Lê Thái Tổ (1385-1433) là nơi lưu giữ nhiều tượng đá cổ độc đáo, là những cổ vật quý giá của nền điêu khắc thời Hậu Lê.
Đó là những bức tượng quan văn, quan võ và tượng các loài động vật gồm voi, nghê, ngựa, tê giác và hổ. Đặc biệt, sự xuất hiện của tượng tê giác có thể nói là điều hy hữu, vì hình tượng loài vật này hầu như không được ghi nhận tại các lăng mộ cổ khác ở Việt Nam.
Cặp tượng tê giác ở lăng mộ vua Lê Thái Tổ được tạc từ đá nguyên khối, dáng đứng, mang những đường nét chạm khắc mềm mại, đơn giản.
Điểm thú vị trong tạo hình của hai bức tượng này là sừng tê giác được đặt trên đỉnh đầu - giống như hình tượng kỳ lân trong văn hóa phương Tây - chứ sừng không nằm trên mõm như hình ảnh loài tê giác trong thực tế.
Bảo vật quốc gia - Cửu Đỉnh nhà Nguyễn ở Hoàng thành Huế là một bộ sưu tập những hình ảnh mang tính biểu tượng về nước Việt xưa. Hình tượng các loài động vật được thể hiện trên Cửu Đỉnh rất phong phú và sinh động, trong đó loài tê giác được khắc ở Chương Đỉnh, chiếc đỉnh thứ ba.
Hình tượng tê giác trên Chương đỉnh được tái hiện trong khung cảnh rừng rậm với những đường nét rất sinh động.
Lớp da tê giác được chạm khắc rất chi tiết với những nếp gấp, một đặc trưng của loài tê giác trong thực tế. Trên đầu tê giác có một chữ "tê", nghĩa là tê giác.
Nếu hình tượng tê giác ở chùa Phật Tích và lăng mộ vua Lê mang ý nghĩa tâm linh thì tê giác được khắc ở Cửu Đỉnh với tư cách một sản vật quý giá của nước Việt.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.