Đọc hết bài thơ này của Lý Bạch mới biết ông không chỉ là Thi Tiên, kiếm khách

Google News

Lý Bạch là một Thi Tiên có tiếng trong lịch sử văn học Trung Hoa, là một nhà thơ kiêm kiếm khách nhưng thật ra ông còn có tài tán tỉnh các cô gái bằng thơ.

Cho dù bạn không yêu thích văn hóa cổ đại, cũng không hiểu biết nhiều về lịch sử Trung Quốc nhưng chắc chắn bạn đã từng nghe tới danh hiệu của Lý Bạch. Nói không ngoa thì từ sau triều Đường, các triều đại sau này đều có rất nhiều người hâm mộ Lý Bạch, danh tiếng của ông còn lớn hơn đa số các vị hoàng đế cổ đại Trung Quốc. Là điển hình nhất cho thi nhân chủ nghĩa lãng mạn, rất nhiều câu thơ của Lý Bạch đều có sức tưởng tượng vô cùng lớn, những nhà văn khoa học viễn tưởng chưa chắc đã có trí óc tưởng tượng phong phú như ông.

Doc het bai tho nay cua Ly Bach moi biet ong khong chi la Thi Tien, kiem khach

Thi Tiên là danh hiệu mà người đời sau đặt cho Lý Bạch, nhìn chung thời Đường có rất nhiều nhà thơ như vậy, cũng chỉ có ông là xứng đáng với danh hiệu này. Phiêu bạt giang hồ nhiều năm, Lý Bạch đã trải qua nhiều sóng gió, chắc chắn cũng đã từng gặp phải trộm cướp, cho dù là ở trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào thì đều có thể hóa giải hiểm nguy bằng kiếm thuật cao siêu của mình. Từ thuở niên thiếu, Lý Bạch mang trong mình một trái tim hiệp khách, còn về việc trình độ kiếm thuật của ông cao đến đâu thì không hề có tư liệu chính xác nào để tham khảo, nhưng cũng có thể suy đoán rằng tuyệt đối không phải là những kiếm khách bình thường có thể so sánh.

Người đời thường xuyên dùng từ “tài tử phong lưu”, có nghĩa là các tài tử đa phần đều có tâm hồn tiêu dao bất định, không chịu bị ràng buộc, kinh nghiệm tình trường phong phú, chỉ cần thể hiện tài hoa một chút là có thể khiến mỹ nữ rung động, cho dù là không nhà sang xe xịn thì cũng chẳng sao, dù gì thì thời cổ đại cũng không coi trọng những thứ này, chỉ cần có tài hoa là đủ. Là một nhân tài kiệt xuất trong làng thơ Đường, Lý Bạch liệu có biết tán tỉnh các cô nương hay không? Chỉ cần đọc hết bài thơ này mới biết rằng Lý Bạch không chỉ là Thi Tiên, kiếm khách mà còn là một cao thủ tán gái.

Doc het bai tho nay cua Ly Bach moi biet ong khong chi la Thi Tien, kiem khach-Hinh-2

“Đông Sơn ngâm”

Huề kỹ Đông Thổ Sơn, trướng nhiên bi Tạ An.

Ngã Kỹ kim triều như hoa nguyệt, tha kỹ cổ phần hoang thảo hàn.

Bạch kê mộng hậu tam bách tuế, tửu tửu nghiêu quân đồng sở hoan.

Hàm lai tự tác thanh hải vũ, thu phong xúy lạc tử kỳ quán.

Bỉ diệc nhất thời, thử diệc nhất thời.

Hạo hạo hồng lưu chi vịnh hà tất kỳ?

Bài thơ này được viết vào năm 742, là bài thơ được Lý Bạch sáng tác khi đi tế bái thần tượng Tạ An. Tạ An là ai? Sao lại có thể khiến Thi Tiên Lý Bạch ngưỡng mộ sùng bái như vậy? Tạ An năm xưa vô cùng kín tiếng, có quan hệ rất tốt với Vương Hi Chi, hơn nữa ông còn rất toàn tài, tinh thông âm luật, rất giỏi thư pháp, hơn nữa cũng có tài năng xuất sắc về mặt chỉ huy quân sự, dùng 8 vạn binh sĩ đánh bại trăm vạn đại quân Tần, nếu không thì Đông Tấn đã bị tiêu diệt từ lâu.

Doc het bai tho nay cua Ly Bach moi biet ong khong chi la Thi Tien, kiem khach-Hinh-3

Từ đó có thể thấy, sở dĩ Lý Bạch sùng bái Tạ An như vậy là vì ông muốn trở thành một người văn võ song toàn như Tạ An chứ không phải chỉ là một văn nhân học sĩ. Quay lại bài “Đông Sơn ngâm”, đại ý dịch nghĩa của bài này là: Thần tượng ơi, tôi đến thăm người đây, hơn nữa còn đem theo một mỹ nữ. Trước kia người rất tài giỏi, cũng đã từng cưa cẩm nhiều cô nương, nhưng giờ lại chẳng bằng tôi! Không nói gì thêm nữa, hôm nay chúng ta cùng nhau tận hưởng niềm vui, để cho mỹ nhân mà tôi đưa đến nhảy cho người xem một điệu. Tôi của bây giờ, cũng là hào quang như người năm nào, nhưng tôi cũng sẽ trở thành quá khứ!

Doc het bai tho nay cua Ly Bach moi biet ong khong chi la Thi Tien, kiem khach-Hinh-4

Từ câu từ có thể nhìn thấy chút bi thương và cô đơn, nhưng người bình thường cũng có thể nhận ra, Lý Bạch rõ ràng là đang khoe khoang. Tới tế bái thần tượng mà lại cố ý đem theo mỹ nhân tới cùng, rõ ràng là đang khoe khoang kỹ năng tán tỉnh các cô nương xinh đẹp. Liệu đây có thực sự là đi tế bái thần tượng hay không?

Theo Vũ Phong/Công lý & xã hội

>> xem thêm

Bình luận(0)