Nằm ở số 28 phố Hàng Buồm, đền Quan Đế là một công trình kiến trúc cổ mang nhiều nét độc đáo của khu phố cổ Hà Nội.Theo sử sách, đền được cộng đồng Hoa Kiều gốc Quảng Đông xây dựng vào năm 1819, là nơi thờ Quan Thánh Đế (tức Quan Công). Cho đến đầu thế kỷ 20, đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng.Vể tổng thể, đền Quan Đế có một tầng, được xây dựng theo lối chữ Công, ngoài cùng là Nghi môn, tiếp đến là phần sân rộng rãi dẫn tới nhà Tiền tế, Phương đình và Hậu cung nằm trong cùng.Nhà Tiền tế kiến trúc gồm ba gian, bốn hàng chân cột, đầu hồi bít đốc, hai bộ vì đầu hồi có kiến trúc kiểu kẻ truyền liền bảy.Nhà Phương đình có hình thức kiến trúc chồng diềm hai tầng, tám mái, Chính giữa nhà đặt bàn thờ Công Đồng.Tường hồi hai bên tả hữu của nhà Phương đình có kẻ ô, trong đắp nổi bên trái là Thanh Long (Tả Thanh Long).Bên phải là Bạch Hổ (Hữu Bạch Hổ).Hậu cung là nơi đặt bàn thờ Quan Thánh Đế.Giữa bàn thờ là bức tượng Quan Thánh Đế uy nghiêm được đúc bằng đồng. Quan Thánh Đế hay Quan Công là một vị tướng trung thần nước Thục thời Tam Quốc ở Trung Hoa thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, được hình tượng hóa qua tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung.Trong quan niệm dân gian của người Hoa, Quan Công là một bậc Võ Thánh. Tượng thờ ông được dựng ở hầu khắp các nơi có người Hoa sinh sống, cả trong và ngoài Trung Quốc.Nét đặc sắc nhất trong kiến trúc của đền Quan Đế là ở chỗ, đây là một đền thờ của người Hoa nhưng lại mang nhiều nét kiến trúc truyền thống Việt, thể hiện ở các kết cấu gỗ lim kiểu chồng rường, các bộ vì vỏ cua...Trên các thành phần kiến trúc đều được trang trí, chạm khắc kỹ lưỡng thể hiện tay nghề khéo léo của các phường thợ đương thời, với nhiều mảng trang trí chạm khắc mang phong cách nghệ thuật Việt đầu thế kỷ 19.Các mảng trang trí tập trung ở nhiều cấu kiện như: trên các đầu dư, kẻ ngồi, bộ vì nách, các con chồng, cột cái, cột hiên... đều được chạm khắc kỹ lưỡng, rõ nét dáng vẻ mạnh mẽ đề tài “cá chép hóa rồng”, tứ linh, bát bảo, hoa sen, hoa cúc...Nhìn chung, các trang trí của đền Quan Đế tập trung vào tứ linh: long, lân, quy, phượng. Ngoài ra còn có một số trang trí hình hoa lá và các con thú khác.Hình con rồng (long) xuất hiện nhiều, được thể hiện bằng nhiều kỹ thuật đục, chạm khác nhau như chạm lộng, chạm bong kênh và chạm thủng.Ngoài ra cũng có các mảng chạm khắc thể hiện điển tích, điển cố trong văn hóa Trung Hoa.Các cột gỗ của đền được đỡ trên chân tảng bằng đá tạo hình mềm mại.Khoảng sân giữa Nghi môn và nhà Tiền tế còn lưu giữ tấm bia Trùng Kiến Quan Thánh Miếu bi ký, ghi lại quá trình trùng tu đền.Tấm bia làm theo kiểu cổ cả về dáng và hoa văn theo thể thức của thời kỳ cuối thế kỷ 18, nối tiếp ở thời Minh Mạng.Trước khi được tu bổ, đền Quan Đế là nơi ở của 5 hộ dân trong hơn 20 năm. Sau thời gian dài, đền đã xuống cấp nghiêm trọng, mối mọt và ẩm ướt đã làm hư hại nhiều chi tiết kết cấu gỗ, đặc biệt là phần Hậu cung đã sụp đổ hoàn toàn và bị cây cỏ xâm lấn.Từ năm 2008 - 2010 thì hoàn thành chính quyền Thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm đã thực hiện kế hoạch trùng tu, tôn tạo đền thành Trung tâm Thông tin phố cổ Hà Nội, đồng thời di dời các hộ dân sinh sống ra khỏi khu vực nguy hiểm.Trong quá trình trùng tu, chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia tư vấn của Thành phố Toulouse (Pháp) đã tiến hành phục dựng đền theo lối kiến trúc ban đầu, sử dụng tối đa các phần kiến trúc chưa bị hư hỏng và chỉ thay thế những phần thiếu, hỏng dựa trên tài liệu và căn cứ khoa học.Sau khi được trùng tu, không chỉ trở thành điểm đến thu hút khách du lịch nước ngoài, mà còn là trung tâm cung cấp thông tin về di sản phố cổ Hà Nội.Vào năm 2015, đền Quan Đế đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia của Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở số 28 phố Hàng Buồm, đền Quan Đế là một công trình kiến trúc cổ mang nhiều nét độc đáo của khu phố cổ Hà Nội.
Theo sử sách, đền được cộng đồng Hoa Kiều gốc Quảng Đông xây dựng vào năm 1819, là nơi thờ Quan Thánh Đế (tức Quan Công). Cho đến đầu thế kỷ 20, đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng.
Vể tổng thể, đền Quan Đế có một tầng, được xây dựng theo lối chữ Công, ngoài cùng là Nghi môn, tiếp đến là phần sân rộng rãi dẫn tới nhà Tiền tế, Phương đình và Hậu cung nằm trong cùng.
Nhà Tiền tế kiến trúc gồm ba gian, bốn hàng chân cột, đầu hồi bít đốc, hai bộ vì đầu hồi có kiến trúc kiểu kẻ truyền liền bảy.
Nhà Phương đình có hình thức kiến trúc chồng diềm hai tầng, tám mái, Chính giữa nhà đặt bàn thờ Công Đồng.
Tường hồi hai bên tả hữu của nhà Phương đình có kẻ ô, trong đắp nổi bên trái là Thanh Long (Tả Thanh Long).
Bên phải là Bạch Hổ (Hữu Bạch Hổ).
Hậu cung là nơi đặt bàn thờ Quan Thánh Đế.
Giữa bàn thờ là bức tượng Quan Thánh Đế uy nghiêm được đúc bằng đồng. Quan Thánh Đế hay Quan Công là một vị tướng trung thần nước Thục thời Tam Quốc ở Trung Hoa thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, được hình tượng hóa qua tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung.
Trong quan niệm dân gian của người Hoa, Quan Công là một bậc Võ Thánh. Tượng thờ ông được dựng ở hầu khắp các nơi có người Hoa sinh sống, cả trong và ngoài Trung Quốc.
Nét đặc sắc nhất trong kiến trúc của đền Quan Đế là ở chỗ, đây là một đền thờ của người Hoa nhưng lại mang nhiều nét kiến trúc truyền thống Việt, thể hiện ở các kết cấu gỗ lim kiểu chồng rường, các bộ vì vỏ cua...
Trên các thành phần kiến trúc đều được trang trí, chạm khắc kỹ lưỡng thể hiện tay nghề khéo léo của các phường thợ đương thời, với nhiều mảng trang trí chạm khắc mang phong cách nghệ thuật Việt đầu thế kỷ 19.
Các mảng trang trí tập trung ở nhiều cấu kiện như: trên các đầu dư, kẻ ngồi, bộ vì nách, các con chồng, cột cái, cột hiên... đều được chạm khắc kỹ lưỡng, rõ nét dáng vẻ mạnh mẽ đề tài “cá chép hóa rồng”, tứ linh, bát bảo, hoa sen, hoa cúc...
Nhìn chung, các trang trí của đền Quan Đế tập trung vào tứ linh: long, lân, quy, phượng. Ngoài ra còn có một số trang trí hình hoa lá và các con thú khác.
Hình con rồng (long) xuất hiện nhiều, được thể hiện bằng nhiều kỹ thuật đục, chạm khác nhau như chạm lộng, chạm bong kênh và chạm thủng.
Ngoài ra cũng có các mảng chạm khắc thể hiện điển tích, điển cố trong văn hóa Trung Hoa.
Các cột gỗ của đền được đỡ trên chân tảng bằng đá tạo hình mềm mại.
Khoảng sân giữa Nghi môn và nhà Tiền tế còn lưu giữ tấm bia Trùng Kiến Quan Thánh Miếu bi ký, ghi lại quá trình trùng tu đền.
Tấm bia làm theo kiểu cổ cả về dáng và hoa văn theo thể thức của thời kỳ cuối thế kỷ 18, nối tiếp ở thời Minh Mạng.
Trước khi được tu bổ, đền Quan Đế là nơi ở của 5 hộ dân trong hơn 20 năm. Sau thời gian dài, đền đã xuống cấp nghiêm trọng, mối mọt và ẩm ướt đã làm hư hại nhiều chi tiết kết cấu gỗ, đặc biệt là phần Hậu cung đã sụp đổ hoàn toàn và bị cây cỏ xâm lấn.
Từ năm 2008 - 2010 thì hoàn thành chính quyền Thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm đã thực hiện kế hoạch trùng tu, tôn tạo đền thành Trung tâm Thông tin phố cổ Hà Nội, đồng thời di dời các hộ dân sinh sống ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Trong quá trình trùng tu, chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia tư vấn của Thành phố Toulouse (Pháp) đã tiến hành phục dựng đền theo lối kiến trúc ban đầu, sử dụng tối đa các phần kiến trúc chưa bị hư hỏng và chỉ thay thế những phần thiếu, hỏng dựa trên tài liệu và căn cứ khoa học.
Sau khi được trùng tu, không chỉ trở thành điểm đến thu hút khách du lịch nước ngoài, mà còn là trung tâm cung cấp thông tin về di sản phố cổ Hà Nội.
Vào năm 2015, đền Quan Đế đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.