Tọa lạc trên triền núi Châu Chữ (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế), lăng vua Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, được coi là lăng mộ có kiến trúc độc đáo nhất trong số các lăng mộ của vua nhà Nguyễn ở Cố đô Huế.Ngược dòng lịch sử, vua Khải Định bước lên ngai vàng vào năm 1916 trong tư thế của một ông vua do người Pháp giật dây. Trên ngôi vua, ông ít quan tâm chuyện triều chính nhưng rất say mê với việc xây dựng các công trình hoành tráng. Trị vì được một thời gian, ông nghĩ đến việc tạo dựng nơi an nghỉ cuổi cùng của mình.Mặc dù rất ưa chuộng phong cách kiến trúc mỹ thuật mới mẻ đến từ phương Tây, nhưng dưới sự cố vấn của các quan đại thần vua vẫn tuân thủ truyền thống, ứng dụng dịch lý và phong thủy vào việc xây lăng cho mình, như các đời vua trước đã làm.Điều đó thể hiện rất rõ qua việc vua Khải Định sai các thầy địa lý cùng các quan chuyên trách đương thời khảo sát kỹ lưỡng địa thế và đặc điểm sơn thủy ở nhiều nơi trong vùng Nam sông Hương. Và họ đã tìm được một cuộc đất tốt nằm cách kinh thành Huế khoảng 10 km về phía Tây Nam.Khu vực đó là núi Châu Chữ, nơi có độ dốc vừa phải, không cao lắm song nằm giữa khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, có dòng nước uốn mình qua chân núi, có các dãy đồi nhấp nhô xa xa dưới tầm nhìn và một rừng cây xanh bao bọc.Yếu tố nước (thủy) và núi (sơn) kết hợp cùng các chi tiết cát tường về mặt phong thủy khiến nhà vua hài lòng, chấp thuận và ra lệnh huy động hàng ngàn nhân công lên vùng núi Châu Chữ vào mùa thu năm 1920 để phát quang, định hình một khu đất trên sườn núi, nơi sau này lăng tọa lạc.Các kiến trúc sư của triều đình đã lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án, lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ” cho khu lăng mộ. Lại có khe nước Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”.Núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là mặt bằng của lăng - được đổi tên thành Ứng Sơn và khu lăng được đặt tên theo tên núi là Ứng Lăng.Có thể nói, lăng Khải Định là bằng chứng sống động về giai đoạn đầu của sự tiếp nhận kiến trúc Tây phương trên nền tảng của truyền thống tâm linh Đông phương, với sự kết hợp kỹ thuật xây dựng hiện đại nhất với việc tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố phong thủy như tiền án, hậu chẫm, hổ phục, rồng chầu, minh đường, thủy tụ...Năm 1925, vua Khải Định băng hà sau 9 năm ở ngôi. Lúc ấy khu lăng mộ kỳ vĩ của ông đã được xây trong 5 năm nhưng chưa xong và phải tốn thêm 6 năm nữa công trình mới hoàn thành dưới thời vua Bảo Đại, năm 1931.Lăng Khải Định có diện tích rất khiêm tốn so với lăng các đời vua đầu tiên, nhưng lại tốn nhiều công sức, tiền của và thời gian để xây dựng nhất. Và đây cũng là lăng mộ cuối cùng của các vua triều Nguyễn. Có thể nói rằng, khu lăng mộ kỳ lạ này chính là biểu tượng cho hồi kết của một triều đại...Xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.
Tọa lạc trên triền núi Châu Chữ (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế), lăng vua Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, được coi là lăng mộ có kiến trúc độc đáo nhất trong số các lăng mộ của vua nhà Nguyễn ở Cố đô Huế.
Ngược dòng lịch sử, vua Khải Định bước lên ngai vàng vào năm 1916 trong tư thế của một ông vua do người Pháp giật dây. Trên ngôi vua, ông ít quan tâm chuyện triều chính nhưng rất say mê với việc xây dựng các công trình hoành tráng. Trị vì được một thời gian, ông nghĩ đến việc tạo dựng nơi an nghỉ cuổi cùng của mình.
Mặc dù rất ưa chuộng phong cách kiến trúc mỹ thuật mới mẻ đến từ phương Tây, nhưng dưới sự cố vấn của các quan đại thần vua vẫn tuân thủ truyền thống, ứng dụng dịch lý và phong thủy vào việc xây lăng cho mình, như các đời vua trước đã làm.
Điều đó thể hiện rất rõ qua việc vua Khải Định sai các thầy địa lý cùng các quan chuyên trách đương thời khảo sát kỹ lưỡng địa thế và đặc điểm sơn thủy ở nhiều nơi trong vùng Nam sông Hương. Và họ đã tìm được một cuộc đất tốt nằm cách kinh thành Huế khoảng 10 km về phía Tây Nam.
Khu vực đó là núi Châu Chữ, nơi có độ dốc vừa phải, không cao lắm song nằm giữa khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, có dòng nước uốn mình qua chân núi, có các dãy đồi nhấp nhô xa xa dưới tầm nhìn và một rừng cây xanh bao bọc.
Yếu tố nước (thủy) và núi (sơn) kết hợp cùng các chi tiết cát tường về mặt phong thủy khiến nhà vua hài lòng, chấp thuận và ra lệnh huy động hàng ngàn nhân công lên vùng núi Châu Chữ vào mùa thu năm 1920 để phát quang, định hình một khu đất trên sườn núi, nơi sau này lăng tọa lạc.
Các kiến trúc sư của triều đình đã lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án, lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ” cho khu lăng mộ. Lại có khe nước Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”.
Núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là mặt bằng của lăng - được đổi tên thành Ứng Sơn và khu lăng được đặt tên theo tên núi là Ứng Lăng.
Có thể nói, lăng Khải Định là bằng chứng sống động về giai đoạn đầu của sự tiếp nhận kiến trúc Tây phương trên nền tảng của truyền thống tâm linh Đông phương, với sự kết hợp kỹ thuật xây dựng hiện đại nhất với việc tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố phong thủy như tiền án, hậu chẫm, hổ phục, rồng chầu, minh đường, thủy tụ...
Năm 1925, vua Khải Định băng hà sau 9 năm ở ngôi. Lúc ấy khu lăng mộ kỳ vĩ của ông đã được xây trong 5 năm nhưng chưa xong và phải tốn thêm 6 năm nữa công trình mới hoàn thành dưới thời vua Bảo Đại, năm 1931.
Lăng Khải Định có diện tích rất khiêm tốn so với lăng các đời vua đầu tiên, nhưng lại tốn nhiều công sức, tiền của và thời gian để xây dựng nhất. Và đây cũng là lăng mộ cuối cùng của các vua triều Nguyễn. Có thể nói rằng, khu lăng mộ kỳ lạ này chính là biểu tượng cho hồi kết của một triều đại...
Xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.