Mặt tiền của điện Kiến Trung, Tử Cấm Thành Huế năm 1930. Là một cung điện nằm ở điểm cực Bắc của trục thần đạo xuyên qua trung tâm Tử Cấm Thành, điện Kiến Trung được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923 để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Ảnh: Aavh.org.Các họa tiết trang trí hoa mỹ mặt ngoài điện Kiến Trung, 1929. Công trình là một tòa nhà hai tầng mang phong cách Âu châu gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc Phục hưng của Italia pha trộn kiến trúc cổ truyền Việt Nam.Một trong các lối dẫn vào điện. Tầng chính của cung điện trổ 13 cửa hiên: gian giữa 5 cửa, hai gian bên mỗi gian 3 cửa, hai góc điện mỗi bên hai cửa nữa làm nhô ra hẳn. Tầng trên là gác, làm cùng một thể thức như tầng chính. Trên cùng là mái ngói có hàng lan can trang trí phong cách Việt.Một trong hai lầu bát giác trước điện Kiến Trung, 1930. Trong lịch sử tồn tại ngắn ngủi (1923-1946), Điện Kiến Trung đã ghi lại nhiều dấu ấn của hai vị vua cuối cùng nhà Nguyễn.Bên trong tiền sảnh của điện Kiến Trung, 1928. Tại cung điện này, vào ngày 6/11/1925, vua Khải Định đã trút hơi thở cuối cùng.Phòng khách điện Kiến Trung, 1928. Sau khi vua Khải Định băng hà, vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương sau đó dọn về sống trong điện. Tại đây, Hoàng hậu Nam Phương sinh Thái tử Bảo Long ngày 4/1/1936.Phòng giải trí với bàn billiard ở giữa, 1928. Điện Kiến Trung đã bị phá huỷ tháng 12/1946 trong chiến lược tiêu thổ kháng chiến, chỉ còn nền điện, các bậc cấp và hàng lan can tồn tại đến nay.
Mặt tiền của điện Kiến Trung, Tử Cấm Thành Huế năm 1930. Là một cung điện nằm ở điểm cực Bắc của trục thần đạo xuyên qua trung tâm Tử Cấm Thành, điện Kiến Trung được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923 để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Ảnh: Aavh.org.
Các họa tiết trang trí hoa mỹ mặt ngoài điện Kiến Trung, 1929. Công trình là một tòa nhà hai tầng mang phong cách Âu châu gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc Phục hưng của Italia pha trộn kiến trúc cổ truyền Việt Nam.
Một trong các lối dẫn vào điện. Tầng chính của cung điện trổ 13 cửa hiên: gian giữa 5 cửa, hai gian bên mỗi gian 3 cửa, hai góc điện mỗi bên hai cửa nữa làm nhô ra hẳn. Tầng trên là gác, làm cùng một thể thức như tầng chính. Trên cùng là mái ngói có hàng lan can trang trí phong cách Việt.
Một trong hai lầu bát giác trước điện Kiến Trung, 1930. Trong lịch sử tồn tại ngắn ngủi (1923-1946), Điện Kiến Trung đã ghi lại nhiều dấu ấn của hai vị vua cuối cùng nhà Nguyễn.
Bên trong tiền sảnh của điện Kiến Trung, 1928. Tại cung điện này, vào ngày 6/11/1925, vua Khải Định đã trút hơi thở cuối cùng.
Phòng khách điện Kiến Trung, 1928. Sau khi vua Khải Định băng hà, vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương sau đó dọn về sống trong điện. Tại đây, Hoàng hậu Nam Phương sinh Thái tử Bảo Long ngày 4/1/1936.
Phòng giải trí với bàn billiard ở giữa, 1928. Điện Kiến Trung đã bị phá huỷ tháng 12/1946 trong chiến lược tiêu thổ kháng chiến, chỉ còn nền điện, các bậc cấp và hàng lan can tồn tại đến nay.