Đầu năm con chó, con mèo đến nhà đem lại điềm lành hay điềm gở?

Google News

Theo quan niệm xưa khi con chó đến nhà gia chủ sẽ gặp được nhiều điều tốt lành, may mắn, giàu sang, phú quý.

Quan niệm con chó, con mèo đến nhà
Sáng thứ hai đầu tuần chị Nguyễn Thị Hoa (Hà Nội) mở cửa để dắt xe đi làm thì một con mèo ở đâu chạy vào cửa, kêu "meo meo" rất dễ thương. Nghĩ là mèo đói nên chị Hoa quay vào bếp mang ra cho nó miếng cá. Chú mèo còn sợ chưa dám ăn thì chồng chị Hoa đi ra, thấy vậy đuổi ngay con mèo đi, rồi quay lại trách chị rằng người xưa đã dạy "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang", đầu tuần lại vẫn là năm mới mèo vào nhà là điềm gở, vợ chẳng kiêng kị gì cả".
Dau nam con cho, con meo den nha dem lai diem lanh hay diem go?
Chó và mèo là những con vật được nuôi nhiều trong nhà. Ảnh minh họa. 
Chồng chị Hoa và rất nhiều người dân theo quan niệm xưa đều hiểu là khi có con chó bỗng dưng lạc vào nhà thì là điềm lành báo cho gia chủ sẽ gặp được nhiều may mắn, tài lộc... Trái lại, nếu có con mèo lạ chạy vào nhà thì đó sẽ là dấu hiệu của điềm gở, điều xui rủi sẽ đến.
Chính vì những quan niệm, lý do trên khiến nhiều người thường thích chó vào nhà và xua đuổi những chú mèo. Vậy chó, mèo đến nhà đem lại điềm lành hay điềm gở?
Con chó trong phong thủy
Con chó vốn là động vật hoang dã, ăn thịt, có thính giác và khứu giác rất phát triển. Có ý kiến cho rằng thời gian chó sói tiến hóa thành chó nhà từ hơn 13 vạn năm trước, nhưng lại có quan điểm khác cho rằng, chó trở thành bạn thân thiết của con người cách đây mới hơn 1 vạn năm.
Con người thuần hóa chó trở thành vật nuôi hiền lành, gần gũi, đa năng nhiệm vụ như: chó giữ nhà, chó cảnh, chó săn, chó thể thao, chó nghiệp vụ, chó cứu hộ khẩn cấp (khi động đất, thiên tai, bão lũ…), không thể kể hết những công vịêc mà chó có thể giúp đỡ hoặc thay thế con người.
Các nhà khoa học cho rằng con chó rất nhạy cảm với sự thay đổi áp lực của khí quyển trước trận bão, hoặc cảm được từ điện trong không khí, nghe được những âm thanh có tần số mà thính giác của loài người không bắt nổi.
Con chó có thể phát hiện luồng từ tính địa cầu trong môi trường để định hướng tìm về nhà chủ - dù cách rất xa và đường lạ. Chó trung thành, tình cảm, rất khôn, biết trông giữ nhà cửa và bảo vệ chủ nhân nên được nhiều người yêu quý, nhiều gia đình coi chúng là thú cưng.
Trong dân gian truyền rằng "chó nhìn thấy ma" - đó là sự kỳ bí chưa ai giải thích được. Người ta còn tin tưởng chó có giác quan thứ 6 nên có nhiều khả năng vượt trội loài người.
Trong thế giới tâm linh, chó được làm tượng đá đặt tại cổng chùa, cổng nhà để trông giữ của cải, tài sản. Tục thờ chó khá phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới, và chó có ở nhiều thần thoại dân tộc ở Đông Nam Á.
Trong thần thoại vùng Địa Trung Hải và Cận Đông hình tượng chó canh giữ gia súc đã sớm chuyển thành canh giữ thế giới âm phủ. Tương truyền, chó bình thường chỉ coi được phần dương, muốn canh giữ phần âm thì phải "nuôi" chó đá. Vì vậy có tục thờ chó đá từ xa xưa, nhân gian gọi là thần Cẩu hay Thạch Cẩu ở các đền thờ, miếu mạo dưới nhiều hình thức - được coi như linh vật cầu phúc, trừ tà. Hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần.
Dau nam con cho, con meo den nha dem lai diem lanh hay diem go?-Hinh-2
Chó mèo ở cùng nhà cũng rất thân thiện với nhau. Ảnh minh họa. 
Trong nhà thì có thể đặt những chú chó đá nhỏ, có vẻ hiền lành (không to lớn như chó đá ở thờ cúng) để giữ cửa và cầu may mắn, lòng trung thành... Vì vậy người xưa quan niệm rằng chó đến nhà là tốt.
Trong phong thuỷ, chó cũng là vật để hóa giải sát khí trong nhà, để cầu mong sự tốt lành, tránh điều dữ.
Người ta đặt chó đá, ảnh chó ở cửa ngách, nếu nhà không có cửa ngách, cửa sau thì đặt chó trấn cửa lớn, nhất là người tuổi Dần, Ngọ, Mão đặt chó trong nhà rất thích hợp.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Bang Washington – Hoa Kỳ cũng nghiên cứu và chỉ ra rằng, chỉ cần 10 phút vuốt ve chó mỗi ngày cũng có thể giảm thiểu hormone cortisol gây căng thẳng trong cơ thể.
Có lẽ vì thế mà thành quan niệm "chó đến nhà sẽ đem đến điều tích cực"!
Dau nam con cho, con meo den nha dem lai diem lanh hay diem go?-Hinh-3
Chó được thuần hóa nên rất gần gũi và trung thành với con người. Ảnh minh họa. 
Tại sao "mèo đến nhà thì khó"
Khác với chó, mèo là con vật tượng trưng cho điềm dữ, không tốt lành, quan niệm dân gian cho rằng mèo đến nhà thì sẽ gặp điều xui rủi.
Mèo cũng là một vật nuôi phổ biến ở nhiều gia đình, đặc biệt ở nông thôn thường nuôi mèo để săn bắt chuột, bảo vệ mùa màng, thóc lúa. Mèo có ích như thế nhưng vì sao lại khiến gia chủ cảm thấy đen đủi, xui rủi?
Nguyên nhân có thể do mèo có thói quen săn bắt chuột và đem những con chuột chết, về nhà - theo quan điểm lâu đời của người Việt Nam nhìn thấy "máu me, chết chóc" thì đó là điều chẳng lành. Có lẽ vì vậy người ta cho rằng mèo đem đến những điều xui xẻo.
Mèo còn là loài vật không trung thành với chủ nhân, nếu có ăn thì chúng ở, nếu không là nó tự bỏ đi - là điềm báo mất mát cho gia chủ.
Người xưa còn cho rằng mèo cũng là hổ con, hay "mèo già hóa cáo" là điềm hung, không tốt. Tiếng mèo kêu "meo meo" lại giống với "nghèo nghèo" (khác với tiếng kêu "gâu gâu" của chó giống với "giầu giầu".
Vì những lý do trên nên có thể người ta cho rằng mèo vào nhà thì khó, là đem lại điềm không may mắn, xui rủi.
Nhưng trong phong thủy, mèo là con vật hiền lành, thân thiện và gần gũi với con người. Phong thủy dùng mèo để làm linh vật, bài trí tượng mèo bằng đồng để cầu may mắn, thành công cho cả nhà. Chính vì thế mèo là linh vật được dùng nhiều, được cho là có khả năng tiêu trừ sát khí, mang lại nhiều niềm vui, may mắn - đặc biệt người cầm tinh con mèo (tuổi Mão).
Cũng theo phong thủy, mèo tượng trưng cho sự nhẹ nhàng, nhiều tài năng, thành công trong sự nghiệp. Mèo di chuyển mềm dẻo, kiên nhẫn và biết chờ thời cơ trước khi hành động. Chính vì thế linh vật mèo được coi là linh thú cát tường, có tác dụng chiêu nạp tài lộc, chiêu mộ linh khí, vận may...
Dưới góc độ khoa học, con người, loài vật hay cây cối, hoa lá đều có một trường sinh học đặc biệt.
- Trường sinh học lành thì chó thường hay lui tới. Theo đó trong nhà chó hay nằm chỗ nào thì đó là nơi có trường sinh học tốt.
- Trường sinh học xấu, bức xạ xấu thì mèo hay trú ngụ. Chỗ mèo hay nằm là trường sinh học không lành.
Các nhà khoa học còn cho rằng, những người nuôi chó có tỉ lệ tử vong thấp hơn, giảm thiểu được những căn bệnh liên quan tới tim mạch, stress.
Mặc dù không thể bác bỏ những yếu tố liên quan đến bản tính sinh sống của hai con vật chó và mèo, nhưng rõ ràng, chuyện nghèo khổ hay phú quý còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của mỗi gia đình, mỗi người. Hy vọng những thông tin trên giúp độc giả hiểu rõ được ý nghĩa câu "mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang".

Theo Giadinh.suckhoedoisong.vn

>> xem thêm

Bình luận(0)