Nằm ở số 24, tổ 1, ấp An Bình Đông, làng cổ Đông Hòa Hiệp (xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), nhà cổ của ông Tòng là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm giá trị bản sắc văn hóa của vùng sông nước Nam Bộ.Ngược dòng thời gian, ngôi nhà được ông Đỗ Chánh Trực xây cất vào năm 1929. Công trình được tu bổ vào các năm 1954, 1980, 1995 và 2002 nhưng vẫn giữ được những nét kiến trúc ban đầu. Chủ nhân hiện tại của căn nhà cổ là ông Đỗ Văn Tòng, cháu nội ông Đỗ Chánh Trực.Về tổng thể, nhà cổ của ông Tòng được xây theo hình chữ “Đinh” (丁), gồm nhà chính và nhà phụ. Nhà chính có cấu trúc nhà rường 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói vảy cá, vách cây, nền lót gạch tàu, được chống đỡ bằng 36 cây cột tròn và vuông kê trên chân tảng bằng đá xanhGian giữa của ngôi nhà chia làm hai phần. Phần bên trong là không gian thờ tự của gia đình. Phần bên ngoài bày các bộ bàn ghế gỗ dùng để tiếp khách.Nét đặc biệt của nhà cổ ông Tòng là trang trí nội thất rất công phu, minh chứng cho bàn tay khéo léo của những người thợ tài ba cùng sự sắp xếp, bày biện hợp lý của chủ nhân ngôi nhà.Điều này thể hiện đậm nét ở các hàng cột được trang trí bao lam chạm chạm trổ họa tiết vô cùng tỉ mỉ và sống động.Trên các cấu kiện gỗ của ngôi nhà có nhiều hình ảnh mang đặc trưng văn hóa Nam Bộ như các loại quả lê, lựu, na, hoa sen, hoa mai, mẫu đơn...Các món đồ nội thất như bàn ghế tủ thờ, liễn đối... đều được làm từ gỗ quý, tạo hình tinh tế, khảm xà cừ rất kỳ công.Có thể nói, mỗi chi tiết của ngôi nhà đẹp như một tác phẩm nghệ thuật, là sự kết tinh của các giá trị mỹ thuật dân gian Nam Bộ một thế kỷ trước.Vào năm 2016, nhà cổ của ông Tòng đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Ngành du lịch địa phương đã khuyến khích chủ nhân ngôi nhà đầu tư phát triển mô hình du lịch cộng đồng để thu hút khách tham quan, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương...Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng/VTV4.
Nằm ở số 24, tổ 1, ấp An Bình Đông, làng cổ Đông Hòa Hiệp (xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), nhà cổ của ông Tòng là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm giá trị bản sắc văn hóa của vùng sông nước Nam Bộ.
Ngược dòng thời gian, ngôi nhà được ông Đỗ Chánh Trực xây cất vào năm 1929. Công trình được tu bổ vào các năm 1954, 1980, 1995 và 2002 nhưng vẫn giữ được những nét kiến trúc ban đầu. Chủ nhân hiện tại của căn nhà cổ là ông Đỗ Văn Tòng, cháu nội ông Đỗ Chánh Trực.
Về tổng thể, nhà cổ của ông Tòng được xây theo hình chữ “Đinh” (丁), gồm nhà chính và nhà phụ. Nhà chính có cấu trúc nhà rường 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói vảy cá, vách cây, nền lót gạch tàu, được chống đỡ bằng 36 cây cột tròn và vuông kê trên chân tảng bằng đá xanh
Gian giữa của ngôi nhà chia làm hai phần. Phần bên trong là không gian thờ tự của gia đình. Phần bên ngoài bày các bộ bàn ghế gỗ dùng để tiếp khách.
Nét đặc biệt của nhà cổ ông Tòng là trang trí nội thất rất công phu, minh chứng cho bàn tay khéo léo của những người thợ tài ba cùng sự sắp xếp, bày biện hợp lý của chủ nhân ngôi nhà.
Điều này thể hiện đậm nét ở các hàng cột được trang trí bao lam chạm chạm trổ họa tiết vô cùng tỉ mỉ và sống động.
Trên các cấu kiện gỗ của ngôi nhà có nhiều hình ảnh mang đặc trưng văn hóa Nam Bộ như các loại quả lê, lựu, na, hoa sen, hoa mai, mẫu đơn...
Các món đồ nội thất như bàn ghế tủ thờ, liễn đối... đều được làm từ gỗ quý, tạo hình tinh tế, khảm xà cừ rất kỳ công.
Có thể nói, mỗi chi tiết của ngôi nhà đẹp như một tác phẩm nghệ thuật, là sự kết tinh của các giá trị mỹ thuật dân gian Nam Bộ một thế kỷ trước.
Vào năm 2016, nhà cổ của ông Tòng đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Ngành du lịch địa phương đã khuyến khích chủ nhân ngôi nhà đầu tư phát triển mô hình du lịch cộng đồng để thu hút khách tham quan, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương...
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng/VTV4.