Đặc điểm của cao nhân trong thiên hạ, bạn có sở hữu?

Google News

Không phải cứ khoe ra cho người ta biết mới thể hiện được sự khôn ngoan của mình. Sống khiêm tốn, khiêm nhường học hỏi mới thực sự là tri thức hơn người.

Bình phàm chính là cao nhân

Dac diem cua cao nhan trong thien ha, ban co so huu?

Cổ nhân dạy: "Chân vị thị đạm, chí nhân như thường." Cao nhân trong thiên hạ, vốn dĩ luôn bình phàm như nước.

Trọng thần Tả Tông Đường cuối đời nhà Thanh, Trung Quốc là một người đánh cờ cực giỏi, đối thủ xứng tầm với công cực hiếm.

Một lần, trên đường đi đánh trận, Tả Tông Đườnggặp một ông lão đang ngồi sắp cờ, bên cạnh là tấm biển "Thiên hạ đệ nhất cờ thủ". Ông rất tức giận, bèn dừng lại, nói muốn đọ cao thấp với ông lão. Quả nhiên, ông lão ấy liên tục thua Tả Tông Đường 3 ván cờ.

Tả Tông Đường nói với ông lão: "Mau dỡ cái biển thiên hạ đệ nhất cờ của ngươi xuống đi!"

Tả Tông Đường đánh trận toàn thắng, trên đường trở về, lại gặp phải ông lão "thiên hạ đệ nhất cờ" dạo trước. Tả Tông Đường bực lắm, bèn xuống ngựa, tiếp tục "sống mái" với ông lão lần nữa. Không ngờ rằng, lần này Tả Tông Đường lại liên tiếp thua ông lão 3 ván.

Ông lão đáp: "Lần trước, ngài dẫn quân đi đánh trận, ta không thể làm ảnh hưởng tới tâm trạng và nhuệ khí của ngài được. Giờ ngài đã thắng trận trở về, ta tất nhiên phải chơi hết mình rồi, sao có thể nhường nữa!"

Vốn dĩ, cao nhân thực sự luôn sống khiêm tốn, nhã nhặn, biết chừng mực, biết nghĩ cho đại cục. Nhìn về ngoài tưởng nhạt nhòa như nước, nhưng nội hàm bên trong lại sở hữu một sức mạnh đáng kinh ngạc.

Khiêm tốn, bình dị là đỉnh cao của hiểu biết

Dac diem cua cao nhan trong thien ha, ban co so huu?-Hinh-2

Không phải cứ khoe ra cho người ta biết mới thể hiện được sự khôn ngoan của mình. Sống khiêm tốn, khiêm nhường học hỏi mới thực sự là tri thức hơn người.

Sống mà cho rằng mình đã “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, không chịu học hỏi, cố chấp ôm giữ những thứ lỗi thời, sẽ chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng, không thể nhìn thấy biển trời cao rộng ở ngoài kia.

Kinh nghiêm của người xưa khi qua sông thường lấy một hòn đá ném nó xuống nước để phỏng đoán độ sâu của con sông. Nơi nào không có bọt nước bắn lên, không vọng lên âm thanh lớn thì chứng tỏ chỗ ấy nước càng sâu. Vậy nên cổ nhân mới dạy: Nước càng sâu, chảy càng không có tiếng động. Người càng thông tuệ, càng kiệm lời.

Theo Xuân Quỳnh/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)