Nằm ở xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, mộ đá cổ Hương Liêm là một khu mộ cổ đẹp hiếm có của miền đất Nam Kỳ Lục Tỉnh xưa. Khu mộ được ông Hương Liêm (Huỳnh Ngọc Khiêm, 1843 - 1927) cho xây dựng vào năm 1911 để chuẩn bị cho hậu sự của mình.Lúc sinh thời, ông Hương Liêm được biết đến như một người giàu có bậc nhất ở vùng Bến Tre. Người đời nói rằng ông lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Có nhiều giai thoại khác nhau kể về việc này.Theo một lời kể phổ biến, ông Huỳnh Ngọc Khiêm là người ở làng Hương Mỹ, Mỏ Cày, Bến Tre. Do làm ăn thất bại nên ông cùng vợ và 9 người con, rủ thêm một số bạn bè xuống ghe đi tìm đất mới lập nghiệp.Khi đến vàm Giồng Luông thì gặp nước xoáy, quai chèo hai lần bị đứt. Mệt mỏi vì phận đời chìm nổi, ông nói với vợ con “phận nghèo đi tới xứ mô cũng nghèo” và quyết định dừng ghe, cắm dùi ở đất Giồng Luông, tức Đại Điền ngày nay để khai rừng lập ruộng.Nhờ chí thú làm ăn, chẳng bao lâu gia đình ông đã biến vùng đất còn rừng hoang thú dữ này thành hàng trăm mẫu ruộng. Quan trên nghe tiếng đồn, giao cho ông trách nhiệm khai phá để di dân vào lập nghiệp.Vào một buổi trưa hè, trong lúc ông Huỳnh lo sợ khai phá không đúng hạn định sẽ bị quan phạt vạ thì bất ngờ khu rừng già phát hỏa, cháy suốt mấy ngày, thú dữ bỏ đi, cỏ cây bị thiêu rụi. Ông cùng mọi người bứng gốc, vỡ hoang, mở mang thêm ruộng rẫy.Không bao lâu ông trở thành người giàu có nhất vùng, được quan trên trọng dụng. Khi lập làng, ông được mời vào bàn hương chức, từ đó dân làng gọi ông là Hương Liêm, kính ông như bậc tiền hiền có công khai hoang lập ấp.Theo một lời kể khác thì ông Huỳnh Ngọc Khiêm vốn là người Huế nhưng cùng vợ và chín người con vào miền Nam lập nghiệp. Cả gia đình ông di chuyển bằng ghe bầu xuất phát từ Huế vượt biển xuôi về phương Nam.Khi đến giáp sông Cái thuộc vùng Cù Lao Minh, phương tiện bị hỏng và họ không thể đi được nữa. Ông quyết định cắm sào và khai phá từ mé sông Cái trở vào. Nhờ chăm chỉ làm nông, ông trở nên giàu có.Ngoài đất do chính mình khai phá, ông còn mua lại đất của những nông dân nghèo nhập vào để cuối cùng ông có một gia tài đồ sộ, gần 2.000 mẫu đất. Nhờ thế lực kinh tế của mình, ông đã làm đến chức tri huyện...Sau nhiều thăng trầm của thời cuộc, khu mộ Hương Liêm vẫn được gìn giữ vẹn toàn đến ngày nay. Công trình nằm trong khuôn viên có diện tích 966m2, gồm hai phần mộ nằm song song nhau của vợ chồng ông Hương Liêm.Toàn bộ khu mộ được xây dựng hoàn toàn bằng đá xanh, từ hàng rào bên ngoài cho đến phần lăng mộ bên trong. Hai ngôi mộ của ông bà Huỳnh Ngọc Khiêm làm theo kiểu thức giống nhau, phía trước có bình phong và hai con nghê đá trấn hai bên.Mái cổng mộ làm 2 tầng, tạc hình ngói ống tre, nóc mái trên trang trí hình con dơi, giữa 2 tầng mái là hoa văn dây leo, phần dưới cùng là hoa văn dây leo và quả lựu. Tường bao quanh mộ có các trụ đá trang trí hình các loại hoa quả phổ biến của Nam Bộ.Giới nghiên cứu ngày nay đánh giá, mộ cổ Hương Liêm là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp thể hiện sự tài hoa của người thợ điêu khắc đá thời xưa...Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.
Nằm ở xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, mộ đá cổ Hương Liêm là một khu mộ cổ đẹp hiếm có của miền đất Nam Kỳ Lục Tỉnh xưa. Khu mộ được ông Hương Liêm (Huỳnh Ngọc Khiêm, 1843 - 1927) cho xây dựng vào năm 1911 để chuẩn bị cho hậu sự của mình.
Lúc sinh thời, ông Hương Liêm được biết đến như một người giàu có bậc nhất ở vùng Bến Tre. Người đời nói rằng ông lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Có nhiều giai thoại khác nhau kể về việc này.
Theo một lời kể phổ biến, ông Huỳnh Ngọc Khiêm là người ở làng Hương Mỹ, Mỏ Cày, Bến Tre. Do làm ăn thất bại nên ông cùng vợ và 9 người con, rủ thêm một số bạn bè xuống ghe đi tìm đất mới lập nghiệp.
Khi đến vàm Giồng Luông thì gặp nước xoáy, quai chèo hai lần bị đứt. Mệt mỏi vì phận đời chìm nổi, ông nói với vợ con “phận nghèo đi tới xứ mô cũng nghèo” và quyết định dừng ghe, cắm dùi ở đất Giồng Luông, tức Đại Điền ngày nay để khai rừng lập ruộng.
Nhờ chí thú làm ăn, chẳng bao lâu gia đình ông đã biến vùng đất còn rừng hoang thú dữ này thành hàng trăm mẫu ruộng. Quan trên nghe tiếng đồn, giao cho ông trách nhiệm khai phá để di dân vào lập nghiệp.
Vào một buổi trưa hè, trong lúc ông Huỳnh lo sợ khai phá không đúng hạn định sẽ bị quan phạt vạ thì bất ngờ khu rừng già phát hỏa, cháy suốt mấy ngày, thú dữ bỏ đi, cỏ cây bị thiêu rụi. Ông cùng mọi người bứng gốc, vỡ hoang, mở mang thêm ruộng rẫy.
Không bao lâu ông trở thành người giàu có nhất vùng, được quan trên trọng dụng. Khi lập làng, ông được mời vào bàn hương chức, từ đó dân làng gọi ông là Hương Liêm, kính ông như bậc tiền hiền có công khai hoang lập ấp.
Theo một lời kể khác thì ông Huỳnh Ngọc Khiêm vốn là người Huế nhưng cùng vợ và chín người con vào miền Nam lập nghiệp. Cả gia đình ông di chuyển bằng ghe bầu xuất phát từ Huế vượt biển xuôi về phương Nam.
Khi đến giáp sông Cái thuộc vùng Cù Lao Minh, phương tiện bị hỏng và họ không thể đi được nữa. Ông quyết định cắm sào và khai phá từ mé sông Cái trở vào. Nhờ chăm chỉ làm nông, ông trở nên giàu có.
Ngoài đất do chính mình khai phá, ông còn mua lại đất của những nông dân nghèo nhập vào để cuối cùng ông có một gia tài đồ sộ, gần 2.000 mẫu đất. Nhờ thế lực kinh tế của mình, ông đã làm đến chức tri huyện...
Sau nhiều thăng trầm của thời cuộc, khu mộ Hương Liêm vẫn được gìn giữ vẹn toàn đến ngày nay. Công trình nằm trong khuôn viên có diện tích 966m2, gồm hai phần mộ nằm song song nhau của vợ chồng ông Hương Liêm.
Toàn bộ khu mộ được xây dựng hoàn toàn bằng đá xanh, từ hàng rào bên ngoài cho đến phần lăng mộ bên trong. Hai ngôi mộ của ông bà Huỳnh Ngọc Khiêm làm theo kiểu thức giống nhau, phía trước có bình phong và hai con nghê đá trấn hai bên.
Mái cổng mộ làm 2 tầng, tạc hình ngói ống tre, nóc mái trên trang trí hình con dơi, giữa 2 tầng mái là hoa văn dây leo, phần dưới cùng là hoa văn dây leo và quả lựu. Tường bao quanh mộ có các trụ đá trang trí hình các loại hoa quả phổ biến của Nam Bộ.
Giới nghiên cứu ngày nay đánh giá, mộ cổ Hương Liêm là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp thể hiện sự tài hoa của người thợ điêu khắc đá thời xưa...
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.