|
Chân dung hoàng đế Gia Khánh (Ảnh:
cctv.com) |
Một số người cho rằng trong lúc đi săn bắn tại Tị
Thử sơn trang (Hà Bắc), hoàng đế Gia Khánh đã bị ốm nặng, mặc dù phải nằm trên
giường để điều trị nhưng ông vẫn thường xuyên xử lý việc triều chính. Một hôm,
bầu trời Nhiệt Hà hành cung (tên khác của Tị Thử sơn trang) bỗng tối sầm, mây
đen nghìn nghịt kéo tới, sấm chớp giật đùng đùng, trong lúc mưa to gió lớn, sét
đã đánh trúng cung điện nơi hoàng đế Gia Khánh đang nằm nghỉ, hoàng đế cũng bị
sét đánh trúng mà băng hà. Đây cũng là lập luận được nhiều người đồng tình
nhất.
Cách lập luận thứ hai có vẻ ly kỳ hơn và độ tin cậy
cũng thấp hơn nói rằng sau khi tới Tị Thử sơn trang săn bắn, hoàng đế Gia Khánh
lập tức chỉ huy các đại thần người Mãn, Hán, Bát Kỳ tiến thẳng vào rừng săn. Sau
nhiều ngày rong ruổi, đoàn săn không thu được chiến lợi phẩm gì ngoài một vài
chú thỏ con, đến cả những chú hươu thường ngày hay gặp cũng không thấy bóng dáng
đâu cả chứ chưa nói gì tới hổ, báo. Gia Khánh hoàng đế tỏ ra vô cùng thất vọng
nên quyết định kết thúc chuyến đi săn sớm hơn dự kiến. Trên đường trở về, đột
nhiên trời nổi giông bão, một tia sét khổng lồ sau tiếng sấm rền vang đánh trúng
vào vua Gia Khánh khiến ông bị ngã ngựa mà chết trong khi cả đoàn tùy tùng đi
cùng không hề hấn gì.
Một số người lại cho rằng vua Gia Khánh sủng ái một
tiểu thái giám trong một thời gian dài và thường gọi tiểu thái giám tới để mua
vui, điều này khiến các quan đại thần trong triều cảm thấy chướng tai gai mắt.
Đằng sau cung điện của vua Gia Khánh có một tòa nhà nhỏ được đặt tên là "Vân Sơn
thánh địa", được biết đây là nơi "hẹn hò" của hoàng thượng và tiểu thái giám.
Một ngày nọ, trong lúc hai người đang "vui vẻ" với nhau, đột nhiên có một tia
sét đánh như xé toạc bầu trời đánh trúng nóc "Vân Sơn thánh địa", "quả cầu lửa"
từ trên trời rơi xuống đã thiêu cháy tòa nhà cùng vị hoàng đế đang ở trong
đó.
Cả ba cách lập luận trên đều có chung một điểm chung
đó là cái chết của hoàng đế Gia Khánh có liên quan tới hiện tượng tự nhiên và
ông đã bị sét đánh cháy sém tới mức không thể nhận dạng nên không thể đưa vào
cung. Các quan đại thần đã phải tìm một tiểu thái giám có dáng người giống vua
Gia Khánh, bí mật giết người này và hóa trang thành vua, đem thi thể của nhà vua
được đặt ở bên dưới quan tài còn bên trên là xác của tiểu thái giám giả hoàng
thượng rồi đưa về kinh để qua mắt dân chúng. Nếu đúng như vậy thì trong 559 vị
hoàng đế của 83 triều đại phong kiến Trung Quốc, Gia Khánh hoàng đế là vị vua
duy nhất bị sét đánh chết.
Hoàng đế Gia Khánh là vua thứ 6 của nhà Thanh, con
trai thứ 15 của Hoàng đế Càn Long. Sau khi lên ngôi vua, ông đã thẳng tay trừng
trị quan tham trong triều trong đó có Hòa Thân và Phúc Trường An. Tuy nhiên, ông
một vị hoàng đế không gặp nhiều may mắn. Trong thời gian tại vị, ông từng bị
hành hung chỉ vì ...thích khách quá nghèo, không biết làm gì để mưu sinh nên
muốn làm chuyện kinh thiên động địa và nghĩ ra cách hành thích hoàng đế. Cung
điện của ông cũng từng bị quân khởi nghĩa tấn công, hoàng hậu bị đe dọa, hoàng
đế bị khống chế. Lúc này, Gia Khánh hoàng đế gần như mất quyền lực hoàn toàn.
Mặc dù nguyên nhân cái chết của ông không được ghi
trong chính sử nhưng việc ông qua đột ngột qua đời tại sơn trang Thừa Đức ở tuổi
60 mà không hề có dấu hiệu gì báo trước là có thực. Sử chép, sau khi vua Gia
Khánh băng hà, sơn trang Thừa Đức cũng bị đóng cửa không cho ai vào. Cái chết
đột ngột không có lý do của một vị vua hiền đức đã trở thành đề tài tranh cãi
giữa các nhà sử học trong suốt nhiều thế kỷ qua và nhiều giả thiết về cái chết
của ông cũng được lưu truyền trong dân gian tới ngày nay .