Cái chết 12 đời hoàng đế Mãn Thanh

Google News

Cũng ở ngôi hoàng đế với hàng ngàn thê thiếp, thế nhưng khác hẳn với những tổ tiên “con đàn cháu đống của mình”, liên tiếp ba Hoàng đế cuối cùng của triều Mãn Thanh gặp phải cái chết bất ngờ.

Hoàng đế Gia Khánh chết do bị sét đánh
Hoàng đế Gia Khánh là con trai thứ 15 của hoàng đế Càn Long. Ông lên ngôi năm 36 tuổi và ở ngôi cho đến khi băng hà năm 60 tuổi. Ông nổi tiếng là một vị vua hiền đức và có công trừng trị các tham quan như Hòa Thân hay Phúc Trường An hay diệt trừ nạn buôn thuốc phiện đang rất phổ biến ở Trung Quốc lúc bấy giờ.
Thế nhưng ông lại là một vị hoàng đế không gặp nhiều may mắn. Ông từng bị thích khách hành hung chỉ vì… thích khách quá nghèo, không biết làm gì để mưu sinh nên mới nghĩ ra cách ám sát hoàng đế. Cung điện của ông cũng từng bị quân khởi nghĩa tấn công, đe dọa hậu cung và khống chế hoàng đế.
Năm 60 tuổi, ông băng hà. Các tài liệu chính sử cũng chỉ ghi chép chung chung là Hoàng đế đột ngột qua đời tại Thừa Đức sơn trang vào ngày 2 tháng 9 năm 1820. Thế nhưng người ta lại rỉ tai nhau nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của vị vua này là do sét đánh!
Một số người kể rằng, trong khi đi săn bắn, Gia Khánh đế bị ốm nặng đến mức phải nằm trên giường để điều trị trong lúc vẫn xử lý công việc triều chính. Một ngày nọ, bầu trời phía trên hành cung nơi ông đang tĩnh dưỡng đột nhiên tối sầm, mây đen mịt mù, sấm chớp đùng đùng, báo hiệu một cơn giông tố chuẩn bị ập đến. Thế rồi, trong lúc mưa to gió lớn xuất hiện sét, và rủi thay, một tia sét đã đánh trúng cung điện nơi nhà vua đang nằm; hoàng đế cũng vì bị sét đánh mà đã nhanh chóng băng hà.
Cai chet 12 doi hoang de Man Thanh
Ảnh minh họa.
Theo một số nguồn tin khác, trong một cuộc săn bắn, Gia Khánh cùng với các đại thần sau nhiều ngày rong ruổi nhưng lại chẳng thu được chiến lợi phẩm nào ngoài vài con thỏ. Hoàng đế vô cùng thất vọng, cộng thêm với mệt mỏi sau nhiều ngày liên tục ngồi trên lưng ngựa nên đã ra lệnh kết thúc cuộc săn và hồi cung.
Trên đường về, đột nhiên thời tiết chuyển xấu, mưa bão kéo đến; bất chợt một tia sét lớn sau tiếng sấm rền đánh trúng vào nhà vua khiến ông bị ngã ngựa mà ra đi trong khi cả đoàn tùy tùng không ai bị sao cả.
Hoàng đế Đồng Trị
Đồng Trị chết khi mới tròn 21 tuổi, không để lại bất cứ đứa con nào. Nhiều người nói rằng, khi Đồng Trị chết, Hoàng hậu là A Lỗ Đắc đã mang thai đứa con của Đồng Trị nhưng bị Từ Hy ép chết. Thực tế, đây chỉ là truyền thuyết, dã sử lưu truyền trong dân gian, chưa có bất cứ bằng chứng nào được tìm thấy trong các bộ chính sử.
Các hoàng tử trong hậu cung Thanh triều hầu hết đều đã sinh hoạt tình dục trước khi kết hôn. Việc các hoàng đế trước khi lập hoàng hậu đã con đàn cháu đống là chuyện không hề hiếm. Vì vậy, Đồng Trị không phải ngoại lệ. Chưa hết, hôn lễ của Đồng Trị với hoàng hậu A Lỗ Đắc được cử hành vào năm Đồng Trị thứ 11, tức năm 1872.
Đồng Trị chết vào năm thứ 13, tức năm 1875. Nếu như bỏ qua tập tục “ăn cơm trước kẻng” của các vị hoàng tử Thanh Triều, chỉ tính từ ngày chính thức có hoàng hậu cho tới khi chết, Đồng Trị cũng có hơn 2 năm chung sống với các phi tần và mỹ nữ trong hậu cung. Tuy nhiên, cho tận tới khi Đồng Trị chết vẫn không có bất cứ ghi chép nào về việc ông vua này có con.
Sau khi Đồng Trị chết, Quang Tự được đưa lên ngôi. Quang Tự có một hoàng hậu, hai quý phi và xung quanh còn hàng ngàn những cung nữ xinh đẹp ở mọi lứa tuổi. Quang Tự kết hôn vào năm Quang Tự thứ 14, tức năm 1888, tới năm Quang Tự thứ 24 thì bị Từ Hy giam cầm ở Doanh Đài, thời gian trị vì kéo dài suốt 10 năm.
Mặc dù về chính trị, quyền lực hoàn toàn do Từ Hy nắm giữ, Quang Tự chỉ là một con rối bị giật dây, tuy nhiên, về cuộc sống hôn nhân thì Quang Tự thoải mái và tự do hơn Đồng Trị rất nhiều. Sử sách đều ghi chép, cuộc sống hôn nhân giữa Quang Tự và người ái thiếp rất được sủng ái là Trân Phi rất hạnh phúc. Tuy nhiên, Trân phi cũng không giúp Quang Tự sinh được đứa con nối dõi nào.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)