Về hưu từ năm 2021, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã để lại nhiều thành quả trong suốt quá trình phục vụ quân đội và đất nước. Ông cũng được công chúng yêu mến vì phong cách cương trực và không ngại nói thẳng về những vấn đề quân sự, ngoại giao phức tạp.Được biết đến là con trai duy nhất của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chỉ có một khoảng ký ức ngắn ngủi với cha (ảnh trái), trước khi Đại tướng qua đời vào năm 1967. Ông đã từng được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và chụp ảnh cùng Bác (ảnh phải).Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mất khi ông Nguyễn Chí Vịnh mới 8 tuổi. Trong cuộc phỏng vấn với Báo Dân trí vào năm 2022, khi được hỏi "Có phải đã có một cam kết của các Ủy viên Bộ Chính trị về việc cùng nuôi dạy Chí Vịnh nên người…", ông đáp: "Đúng là các chú, các bác trong Bộ Chính trị đã yêu thương tôi suốt những năm đó". Nhưng đó là một "tình yêu thương nghiêm khắc".Nối nghiệp cha, Nguyễn Chí Vịnh sớm theo binh nghiệp và trở thành người lính tình báo của Tổng cục 2. Dù được đặc cách du học Liên Xô, nhưng ông đã từ chối và xung phong đi chiến trường Campuchia. Ông nhận thầy của mình là Thiếu tướng tình báo Đặng Trần Đức (Bí danh Ba Quốc). Tình thầy trò giữa 2 người được ông Nguyễn Chí Vịnh khắc họa trong cuốn tự truyện Người Thầy xuất bản năm 2023, sử dụng chính bức ảnh này làm ảnh bìa của sách.Ông Nguyễn Chí Vịnh chụp ảnh cùng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ông còn là sĩ quan cấp tá. Đến năm 1999, ông được phong hàm Thiếu tướng và trở thành Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Tổng cục 2) vào năm 2002.Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chụp ảnh cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.Năm 2009, Tướng Nguyễn Chí Vịnh được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách đối ngoại. Cũng từ thời điểm này, ông xuất hiện trên truyền thông nhiều hơn. Công chúng được biết đến một vị tướng với phát ngôn sắc sảo và kiến thức sâu rộng. Ông có học vị Tiến sĩ, học hàm Phó giáo sư chuyên ngành quan hệ quốc tế và Giáo sư chuyên ngành khoa học quân sự.Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trong cuộc gặp gỡ Giáo hoàng Benedict XVI vào đầu năm 2013, trước sự chứng kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.Thượng tướng Vịnh cùng Đại sứ Mỹ Ted Osius trong buổi lễ công bố thành công của dự án xử lý ô nhiễm Dioxin tại sân bay Đà Nẵng.Những lần Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gặp gỡ Tổng thống Mỹ.Giai đoạn từ 2013 đến trước khi nghỉ hưu, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh giữ vai trò quan trọng trong công tác đối ngoại quốc phòng. Ông đã thúc đẩy việc thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam với chức năng đưa lính "mũ nồi xanh" ra nước ngoài thực hiện các nhiệm vụ nhân đạo, gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.Trong những tháng cuối cùng trước khi từ trần, dù phải chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh vẫn cố gắng hoàn thành tâm nguyện của mình là xây dựng và cho ra mắt Bảo tàng mang tên cha ông - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (Ảnh: Ngọc Tân). Tư liệu ảnh được cung cấp bởi PGS.TS. Bùi Chí Trung, Phó viện trưởng Viện Báo chí và Truyền thông.
Về hưu từ năm 2021, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã để lại nhiều thành quả trong suốt quá trình phục vụ quân đội và đất nước. Ông cũng được công chúng yêu mến vì phong cách cương trực và không ngại nói thẳng về những vấn đề quân sự, ngoại giao phức tạp.
Được biết đến là con trai duy nhất của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chỉ có một khoảng ký ức ngắn ngủi với cha (ảnh trái), trước khi Đại tướng qua đời vào năm 1967. Ông đã từng được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và chụp ảnh cùng Bác (ảnh phải).
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mất khi ông Nguyễn Chí Vịnh mới 8 tuổi. Trong cuộc phỏng vấn với Báo Dân trí vào năm 2022, khi được hỏi "Có phải đã có một cam kết của các Ủy viên Bộ Chính trị về việc cùng nuôi dạy Chí Vịnh nên người…", ông đáp: "Đúng là các chú, các bác trong Bộ Chính trị đã yêu thương tôi suốt những năm đó". Nhưng đó là một "tình yêu thương nghiêm khắc".
Nối nghiệp cha, Nguyễn Chí Vịnh sớm theo binh nghiệp và trở thành người lính tình báo của Tổng cục 2. Dù được đặc cách du học Liên Xô, nhưng ông đã từ chối và xung phong đi chiến trường Campuchia. Ông nhận thầy của mình là Thiếu tướng tình báo Đặng Trần Đức (Bí danh Ba Quốc). Tình thầy trò giữa 2 người được ông Nguyễn Chí Vịnh khắc họa trong cuốn tự truyện Người Thầy xuất bản năm 2023, sử dụng chính bức ảnh này làm ảnh bìa của sách.
Ông Nguyễn Chí Vịnh chụp ảnh cùng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ông còn là sĩ quan cấp tá. Đến năm 1999, ông được phong hàm Thiếu tướng và trở thành Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Tổng cục 2) vào năm 2002.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chụp ảnh cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Năm 2009, Tướng Nguyễn Chí Vịnh được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách đối ngoại. Cũng từ thời điểm này, ông xuất hiện trên truyền thông nhiều hơn. Công chúng được biết đến một vị tướng với phát ngôn sắc sảo và kiến thức sâu rộng. Ông có học vị Tiến sĩ, học hàm Phó giáo sư chuyên ngành quan hệ quốc tế và Giáo sư chuyên ngành khoa học quân sự.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trong cuộc gặp gỡ Giáo hoàng Benedict XVI vào đầu năm 2013, trước sự chứng kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thượng tướng Vịnh cùng Đại sứ Mỹ Ted Osius trong buổi lễ công bố thành công của dự án xử lý ô nhiễm Dioxin tại sân bay Đà Nẵng.
Những lần Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh gặp gỡ Tổng thống Mỹ.
Giai đoạn từ 2013 đến trước khi nghỉ hưu, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh giữ vai trò quan trọng trong công tác đối ngoại quốc phòng. Ông đã thúc đẩy việc thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam với chức năng đưa lính "mũ nồi xanh" ra nước ngoài thực hiện các nhiệm vụ nhân đạo, gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Trong những tháng cuối cùng trước khi từ trần, dù phải chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh vẫn cố gắng hoàn thành tâm nguyện của mình là xây dựng và cho ra mắt Bảo tàng mang tên cha ông - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (Ảnh: Ngọc Tân). Tư liệu ảnh được cung cấp bởi PGS.TS. Bùi Chí Trung, Phó viện trưởng Viện Báo chí và Truyền thông.