Nhắc đến Tùy Dạng Đế Dương Quảng, chắc hẳn nhiều người sẽ không lạ lẫm, tuy nhiên con gái của Tùy Dạng Đế là Nam Dương công chúa, có lẽ sẽ ít người biết đến hơn.
Theo sử sách ghi chép, Nam Dương công chúa là con của Tùy Dạng Đế Dương Quảng và Tiêu hoàng hậu, một vị mỹ nữ khuynh quốc khuynh thành. Cũng chính vì vậy, không chỉ xinh đẹp, yêu kiều giống mẹ, Nam Dương công chúa còn có địa vị tôn quý không ai sánh bằng, vừa ra đời đã nhận hết ngàn vạn yêu thương.
Đáng nói, mặc dù là công chúa xinh đẹp da như tuyết, mặt như hoa thế nhưng Nam Dương công chúa không kề kiêu căng ương ngạch, ngược lại rất có khí chất hiền lương thục đức.
|
Ảnh minh họa. |
Sau khi trưởng thành, Nam Dương công chúa được gả cho Vũ Văn Sĩ Cập, con thứ ba của Hứa quốc công Vũ Văn Thuật.
Thành hôn, Nam Dương công chúa không hề kiêu ngạo ỷ vào thân phận cao sang, ngược lại rất giống một phụ nữ bình thường, giúp chồng dạy con, hiếu thuận với cha mẹ chồng.
Khi cha chồng Vũ Văn Thuận ốm đau, công chúa không chỉ tự mình xem xét việc ăn uống, còn hầu hạ tận nơi, tới chốn, không nhờ đến người khác.
Một nàng công chúa xinh đẹp, lại hiền lương thục đức như thế, không có người chồng nào không yêu thương. Có thể nói đoạn thời gian này, Nam Dương công chúa cùng Vũ Văn Sĩ Cập thực sự có cuộc sống vui vẻ, ân ái. Rất nhanh sau đó, hai người có một người còn, đặt tên là Vũ Văn Thiện Sư. Có lẽ, đây là thời điểm hạnh phúc nhất của cuộc đời Nam Dương công chúa.
Chỉ tiếc thế sự vô thường, Nam Dương công chúa ngàn vạn lần không thể dự liệu được, kẻ giết phụ hoàng kính yêu của mình, lại chính là Vũ Văn Hóa Cập, người anh chồng trước nay nàng luôn kính trọng.
Trong một đêm, cuộc sống của Nam Dương công chúa xoay chuyển đảo điên. Mang theo thù nước hận nhà, nàng công chúa mỹ lệ ngày nào trở nên tiều tụy, ai oán. Nàng mang theo con trai là Vũ Văn Thiện Sư lưu lạc khắp nơi. Sau đó không lâu bị Đậu Kiến Đức bắt được.
Trong loạn thế, người người đều muốn xưng vương, tru sát nghịch tắc, giúp đỡ dòng dõi đế vương chính thống chắc chắn sẽ có được danh tốt, vì vậy Đậu Kiến Đức tạm thời không giết chết hai mẹ con Nam Dương công chúa. Thế nhưng, vì Vũ Văn Thiện Sư là con trai của Vũ Văn Sĩ Cập, dòng dõi phản loạn, Đậu Kiến Đức đã cho người dò hỏi Nam Dương công chúa muốn xử trí Vũ Văn Thiện Sư như thế nào.
Nam Dương công chúa bảo rằng: "Hoàng thất nhà Tùy phạm lỗi cũng đồng tội dân thường, nguyên cớ gì phải hỏi!" và cho phép xử tử con trai. Sau đó, Nam Dương công chúa xuất gia tu hành.
Theo nhiều sử gia, bất kể là vì xem trọng trung hiếu, đại nghĩa, giao ra con trai của mình hay bất lực, trơ mắt nhìn con trai bị xử tử, đối với một người làm mẹ, Nam Dương công chúa đã vô cùng thống khổ, đau đớn.
Về sau, vận mệnh đùa bỡn, Đậu Kiến Đức bị nhà Đường đánh bại, Nam Dương công chúa trở về Trường An, tái ngộ Vũ Văn Sĩ Cập ở Lạc Dương. Vũ Văn Sĩ Cập mong được gặp mặt Nam Dương công chúa nhưng không được ưng thuận.
Cho dù không hận cũng không thương, thời điểm Nam Dương công chúa mang theo con trai Vũ Văn Thiện Sư rời đi, đã mang theo tất cả tình cảm của mình. Lúc này, Nam Dương công chúa nổi tiếng xinh đẹp mỹ miều ngày nào đã trở thành người phụ nữ đau khổ. Trải qua tang thương, nhìn thấu hồng trần, bà quyết tâm một lòng theo Phật, sám hối, cầu siêu cho người thân, con trai đã mất.
Có thể nói, Nam Dương công chúa chính là khắc họa chân thật nhất về thân phận phụ nữ thời xưa trong loạn thế, thân như lục bình, phiêu bạt không nơi nương tựa.