Cúng cô hồn 2021 nên tiến hành vào ngày, giờ nào tốt nhất, để gia chủ bình an

Google News

Tháng 7 âm lịch, mọi người không chỉ quan tâm tới lễ vu lan báo hiếu mà còn có lễ cúng cô hồn. Vậy nên cúng cô hồn vào ngày nào là tốt nhất.

Tục cúng cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa. Khi vào tới Việt Nam, dân ta coi ngày này là ngày cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái.

Cúng cô hồn tháng 7 ngày nào, giờ nào đúng?

Người xưa quan niệm rằng 15 tháng 7 âm lịch là giới hạn của kỳ "mở cửa" Quỷ Môn Quan, sau ngày này thì người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng nữa.

Vậy nên việc cúng cô hồn nên thực hiện từ ngày mùng 2 cho tới trước 12h trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch.

Tuy nhiên, có một lưu ý là tháng 7 âm lịch còn có lễ Vu Lan báo hiếu, vì vậy trước khi tiến hành lễ cúng cô hồn thì các gia đình phải làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước (Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc của Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA).

Cung co hon 2021 nen tien hanh vao ngay, gio nao tot nhat, de gia chu binh an

Nên cúng cô hồn vào lúc mấy giờ

Thời gian cúng cô hồn chuẩn nhất là giờ Dậu (5-7h tối). Sở dĩ nói như vậy là bởi theo thuyết âm dương ngũ hành, lúc này âm thịnh vì trời nhập nhoạng, nửa tối nửa sáng nên các cô hồn mới đến nhận lễ cúng được. Nếu làm lễ cúng vào ban ngày, vì quá nhiều ánh sáng nên cô hồn sẽ yếu ớt, không thụ lễ vật được, dễ bị hồn bay phách lạc.

Những lưu ý khi cúng cô hồn

Gia chủ phải cúng ngoài trời, trước cửa nhà, vỉa hè, cổng làng, ngã ba… nhất định không được cúng trong nhà vì như thế đồng nghĩa với việc rước vong về nhà sẽ rất xui xẻo. Sau khi cúng xong, gia chủ phải có lời tiễn vong đi và rắc gạo, muối ra sân, đường; đốt vàng mã… để vong hồn không ở lại quấy phá gia chủ mà trở về âm giới.

Nếu không thể chuẩn bị lễ vật, mâm cúng đủ, sau khi cúng Phật và gia tiên xong, chủ nhà rắc gạo, muối ra 4 phương 8 hướng ngoài cửa để bố thí cho cô hồn.

Văn khấn cúng cô hồn tháng 7 chuẩn phong tục

Tham khảo bài văn khấn chúng sinh (bố thí cho các vong hồn lang thang) theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin):

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày Rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo - A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng - che làn heo may

Cô hồn năm bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:…………………………

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

 

Theo Thạch Thảo/ Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)