Hiện dư luận thế giới hết sức quan tâm tình hình chính trị ở Afghanistan sau khi Taliban giành được quyền kiểm soát quốc gia này vào ngày 15/8. Phát biểu trước truyền thông, đại diện của Taliban nói sẽ đảm bảo quyền được giáo dục và làm việc của trẻ em, phụ nữ Afghanistan.Thế nhưng, những điều mà họ làm sau đó khiến công chúng quan ngại. Điển hình là sự việc diễn ra vào ngày 17/8. Khi ấy, các thành viên của Taliban bắn chết một người phụ nữ ở Afghanistan vì không mặc burqa.Đối với nhiều người dân ở Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ, điều này không hề xa lạ. Bởi lẽ, Taliban từng nắm quyền ở Afghanistan từ năm 1996 - 2001 và số phận người phụ nữ trong giai đoạn ấy cũng luôn chìm trong đau đớn, khổ hạnh.Trong suốt 5 năm cầm quyền, Taliban thực hiện nhiều chính sách dựa trên cách giải thích cực đoan theo luật Hồi giáo Sharia. Trong đó, phụ nữ phải trùm kín mặt; bị cấm làm việc, học tập, tham gia chính trị; không được ra khỏi nhà mà không có người thân nam giới đi kèm.Ai không tuân thủ quy định trên của Taliban có thể bị đánh roi hoặc bị sỉ nhục nơi công cộng. Nhiều khi phụ nữ phải trả giá bằng mạng sống khi bị đánh đập đến chết hoặc bị bắn chết trên đường phố.Một phụ nữ Afghanistan tên là Khatera đã có chia sẻ gây sốc dư luận về những tội ác của Taliban đã gây ra cho cô. Theo lời kể của Khatera, vào năm 2020, các chiến binh Taliban ở tỉnh Ghazni đã bắn 8 phát đạn vào cô. Không những vậy, họ còn làm cô bị mù.Taliban có hành động rùng rợn như vậy đối với Khatera chỉ vì cô đi làm trong cơ quan thực thi pháp luật địa phương. Đau lòng hơn chính là việc bố của Khatera chính là người tố giác.Bố của Khatera là một cựu chiến binh Taliban. Ông tố cáo con gái với nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan này vì ông phản đối việc Khatera đi làm. Không những vậy, người bố còn gọi cho Khatera vào ngày cô bị Taliban tấn công để biết được vị trí chính xác nhằm "ra tay".Khatera là một trong những trường hợp hiếm hoi may mắn sống sót sau khi bị Taliban tấn công. Cô cho hay nhiều phụ nữ không tuân theo Taliban đều chết trên đường phố.Tương tự như Khatera, Malala Yousafzai cũng là nạn nhân của Taliban. Cô bị Taliban bắn vào đầu vào năm 2012 khi thúc đẩy quyền học tập cho phụ nữ. Sau đó, cô được chuyển đến Anh chữa trị và định cư tại đó sau khi bình phục.Vào ngày 17/8, Yousafzai cho hay số thành viên của Taliban tuyên bố sẽ đảm bảo quyền được giáo dục và làm việc của phụ nữ, trẻ em gái Afghanistan. Thế nhưng, cô cho rằng, với lịch sử đàn áp bạo lực các quyền của nữ giới của Taliban từ trước đến nay thì phụ nữ ở Afghanistan sẽ có thể phải trải qua những điều rùng rợn như xưa.Lo lắng của Yousafzai không phải không có cơ sở khi vào ngày 19/8 vừa qua, cựu thẩm phán của Afghanistan có tên Najla Ayoubi cho biết, một phụ nữ ở miền Bắc nước này bị thiêu sống sau khi bị ép phải nấu ăn cho Taliban. Thế nhưng, các tay súng Taliban ăn không vừa miệng nên đã giết hại người phụ nữ này.Tương tự như vậy, tại một ngôi làng nhỏ ở miền Bắc Afghanistan, bà Najia sống cùng 3 con trai và một người con gái. Vào ngày 12/7, gia đình của bà Najia bị các chiến binh Taliban gõ cửa nhà. Họ yêu cầu bà nấu ăn cho 15 người.Các tay súng Taliban đến liên tục 3 lần trong 3 ngày và yêu cầu Manizha nấu ăn. Đến lần thứ 4 Taliban gõ cửa, bà Najia trả lời là không còn gì để nấu ăn. Chỉ vì điều ấy, các tay súng đánh đập và bắn chết bà Najia dù người nhà khóc lóc van xin...
Hiện dư luận thế giới hết sức quan tâm tình hình chính trị ở Afghanistan sau khi Taliban giành được quyền kiểm soát quốc gia này vào ngày 15/8. Phát biểu trước truyền thông, đại diện của Taliban nói sẽ đảm bảo quyền được giáo dục và làm việc của trẻ em, phụ nữ Afghanistan.
Thế nhưng, những điều mà họ làm sau đó khiến công chúng quan ngại. Điển hình là sự việc diễn ra vào ngày 17/8. Khi ấy, các thành viên của Taliban bắn chết một người phụ nữ ở Afghanistan vì không mặc burqa.
Đối với nhiều người dân ở Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ, điều này không hề xa lạ. Bởi lẽ, Taliban từng nắm quyền ở Afghanistan từ năm 1996 - 2001 và số phận người phụ nữ trong giai đoạn ấy cũng luôn chìm trong đau đớn, khổ hạnh.
Trong suốt 5 năm cầm quyền, Taliban thực hiện nhiều chính sách dựa trên cách giải thích cực đoan theo luật Hồi giáo Sharia. Trong đó, phụ nữ phải trùm kín mặt; bị cấm làm việc, học tập, tham gia chính trị; không được ra khỏi nhà mà không có người thân nam giới đi kèm.
Ai không tuân thủ quy định trên của Taliban có thể bị đánh roi hoặc bị sỉ nhục nơi công cộng. Nhiều khi phụ nữ phải trả giá bằng mạng sống khi bị đánh đập đến chết hoặc bị bắn chết trên đường phố.
Một phụ nữ Afghanistan tên là Khatera đã có chia sẻ gây sốc dư luận về những tội ác của Taliban đã gây ra cho cô. Theo lời kể của Khatera, vào năm 2020, các chiến binh Taliban ở tỉnh Ghazni đã bắn 8 phát đạn vào cô. Không những vậy, họ còn làm cô bị mù.
Taliban có hành động rùng rợn như vậy đối với Khatera chỉ vì cô đi làm trong cơ quan thực thi pháp luật địa phương. Đau lòng hơn chính là việc bố của Khatera chính là người tố giác.
Bố của Khatera là một cựu chiến binh Taliban. Ông tố cáo con gái với nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan này vì ông phản đối việc Khatera đi làm. Không những vậy, người bố còn gọi cho Khatera vào ngày cô bị Taliban tấn công để biết được vị trí chính xác nhằm "ra tay".
Khatera là một trong những trường hợp hiếm hoi may mắn sống sót sau khi bị Taliban tấn công. Cô cho hay nhiều phụ nữ không tuân theo Taliban đều chết trên đường phố.
Tương tự như Khatera, Malala Yousafzai cũng là nạn nhân của Taliban. Cô bị Taliban bắn vào đầu vào năm 2012 khi thúc đẩy quyền học tập cho phụ nữ. Sau đó, cô được chuyển đến Anh chữa trị và định cư tại đó sau khi bình phục.
Vào ngày 17/8, Yousafzai cho hay số thành viên của Taliban tuyên bố sẽ đảm bảo quyền được giáo dục và làm việc của phụ nữ, trẻ em gái Afghanistan. Thế nhưng, cô cho rằng, với lịch sử đàn áp bạo lực các quyền của nữ giới của Taliban từ trước đến nay thì phụ nữ ở Afghanistan sẽ có thể phải trải qua những điều rùng rợn như xưa.
Lo lắng của Yousafzai không phải không có cơ sở khi vào ngày 19/8 vừa qua, cựu thẩm phán của Afghanistan có tên Najla Ayoubi cho biết, một phụ nữ ở miền Bắc nước này bị thiêu sống sau khi bị ép phải nấu ăn cho Taliban. Thế nhưng, các tay súng Taliban ăn không vừa miệng nên đã giết hại người phụ nữ này.
Tương tự như vậy, tại một ngôi làng nhỏ ở miền Bắc Afghanistan, bà Najia sống cùng 3 con trai và một người con gái. Vào ngày 12/7, gia đình của bà Najia bị các chiến binh Taliban gõ cửa nhà. Họ yêu cầu bà nấu ăn cho 15 người.
Các tay súng Taliban đến liên tục 3 lần trong 3 ngày và yêu cầu Manizha nấu ăn. Đến lần thứ 4 Taliban gõ cửa, bà Najia trả lời là không còn gì để nấu ăn. Chỉ vì điều ấy, các tay súng đánh đập và bắn chết bà Najia dù người nhà khóc lóc van xin...