Giáo sư Neil Gemmell và các cộng sự tại Đại học Otago của New Zealand công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý liên quan đến hồ Loch Ness. Theo đó, nhóm chuyên gia tiết lộ thông tin quan trọng về bí ẩn sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness.Cụ thể, kể từ tháng 6/2018, nhóm của giáo sư Neil Gemmell tiến hành thu thập khoảng 250 mẫu nước tại hồ Loch Ness. Việc lấy mẫu nhằm xác định các sinh vật nào sinh sống dưới hồ nước bị đồn là nơi trú ngụ của quái vật hồ Loch Ness.Theo các chuyên gia, bất cứ khi nào một sinh vật di chuyển trong môi trường, nó sẽ để lại những mẩu DNA nhỏ từ da, vảy, lông, phân và nước tiểu.Thông qua các mẫu ADN được thu thập, các chuyên gia tiến hành phân tích để xác định là của sinh vật nào dựa trên việc so sánh với cơ sở dữ liệu lớn về các DNA của hàng trăm nghìn sinh vật khác nhau.Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia tìm thấy hơn 3.000 loài động vật sinh sống ở hồ Loch Ness. Trong số này có một số loài có kích thước rất nhỏ khó có thể quan sát kỹ bằng mắt người. Các chuyên gia phải sử dụng các công nghệ hiện đại để phóng to chúng lên để quan sát.Bên cạnh những loài có kích thước rất nhỏ, các chuyên gia cũng phát hiện nhiều loài kích thước lớn như 11 loài cá, 20 động vật có vú và 3 loài lưỡng cư.Đặc biệt, nhóm của giáo sư Neil Gemmell tìm thấy nhiều ADN của lươn. Từ đây, các chuyên gia suy đoán có thể tồn tại một con lươn khổng lồ trong hồ Loch Ness. Nó có thể có "tuổi thọ" hàng thập kỷ nhưng chưa bị con người bắt được.Nhóm nghiên cứu không thể xác định khoảng 20% mẫu ADN được lấy từ hồ Loch Ness. Dù vậy, họ xác định không có mẫu nào trùng khớp với ADN của bất cứ loài bò sát nào như những mô tả về quái vật hồ Loch Ness.Trước thông tin này, nhiều người cho rằng quái vật hồ Loch Ness không có thật. Dù vậy, những người tin vào sự tồn tại của sinh vật bí ẩn này không từ bỏ hy vọng.Những người này truy tìm tung tích của quái vật hồ Loch Ness với niềm tin sẽ sớm tìm được bằng chứng chắc chắn để chứng minh nó có thật. Mời độc giả xem video: Sinh vật lạ giống đỉa xâm lấn nhà dân tại Đồng Tháp. Nguồn: THDT.
Giáo sư Neil Gemmell và các cộng sự tại Đại học Otago của New Zealand công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý liên quan đến hồ Loch Ness. Theo đó, nhóm chuyên gia tiết lộ thông tin quan trọng về bí ẩn sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness.
Cụ thể, kể từ tháng 6/2018, nhóm của giáo sư Neil Gemmell tiến hành thu thập khoảng 250 mẫu nước tại hồ Loch Ness. Việc lấy mẫu nhằm xác định các sinh vật nào sinh sống dưới hồ nước bị đồn là nơi trú ngụ của quái vật hồ Loch Ness.
Theo các chuyên gia, bất cứ khi nào một sinh vật di chuyển trong môi trường, nó sẽ để lại những mẩu DNA nhỏ từ da, vảy, lông, phân và nước tiểu.
Thông qua các mẫu ADN được thu thập, các chuyên gia tiến hành phân tích để xác định là của sinh vật nào dựa trên việc so sánh với cơ sở dữ liệu lớn về các DNA của hàng trăm nghìn sinh vật khác nhau.
Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia tìm thấy hơn 3.000 loài động vật sinh sống ở hồ Loch Ness. Trong số này có một số loài có kích thước rất nhỏ khó có thể quan sát kỹ bằng mắt người. Các chuyên gia phải sử dụng các công nghệ hiện đại để phóng to chúng lên để quan sát.
Bên cạnh những loài có kích thước rất nhỏ, các chuyên gia cũng phát hiện nhiều loài kích thước lớn như 11 loài cá, 20 động vật có vú và 3 loài lưỡng cư.
Đặc biệt, nhóm của giáo sư Neil Gemmell tìm thấy nhiều ADN của lươn. Từ đây, các chuyên gia suy đoán có thể tồn tại một con lươn khổng lồ trong hồ Loch Ness. Nó có thể có "tuổi thọ" hàng thập kỷ nhưng chưa bị con người bắt được.
Nhóm nghiên cứu không thể xác định khoảng 20% mẫu ADN được lấy từ hồ Loch Ness. Dù vậy, họ xác định không có mẫu nào trùng khớp với ADN của bất cứ loài bò sát nào như những mô tả về quái vật hồ Loch Ness.
Trước thông tin này, nhiều người cho rằng quái vật hồ Loch Ness không có thật. Dù vậy, những người tin vào sự tồn tại của sinh vật bí ẩn này không từ bỏ hy vọng.
Những người này truy tìm tung tích của quái vật hồ Loch Ness với niềm tin sẽ sớm tìm được bằng chứng chắc chắn để chứng minh nó có thật.
Mời độc giả xem video: Sinh vật lạ giống đỉa xâm lấn nhà dân tại Đồng Tháp. Nguồn: THDT.