Các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học và Công nghệ Massachusetts (MIT) gây chú ý khi đưa ra dự đoán về thế giới sẽ kết thúc vào năm 2100.Theo các chuyên gia, cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 có nguy cơ xảy ra vào năm 2100 là do sự gia tăng của lượng carbon mà con người thải ra khí quyển.Dự đoán này được các chuyên gia đưa ra dựa trên số liệu thu được qua nghiên cứu 5 cuộc đại tuyệt chủng đã xảy ra trong 540 triệu năm qua.Giáo sư Daniel Rothman từ MIT cho biết 4 trong 5 cuộc đại tuyệt chủng từng xảy ra khi sự xáo trộn chu kỳ carbon tự nhiên vượt "ngưỡng gây thảm họa".Trong số này, cuộc đại tuyệt chủng tồi tệ nhất là Great Dying đã xóa sổ 96% sinh vật trên Trái Đất vào 248 triệu năm trước. Thảm kịch tồi tệ này xảy ra khi sự xáo trộn vượt ngưỡng gây thảm họa ở mức cao nhất từng được biết đến.Giáo sư Rothman cùng các đồng nghiệp xây dựng công thức tính toán lượng carbon có thể được thải ra khí quyển trước khi cuộc đại tuyệt chủng lần 6 bắt đầu vào cuối thế kỷ này.Theo tính toán của các chuyên gia, Trái Đất sẽ tiếp nhận thêm 310 tỷ tấn carbon trước khi cuộc đại tuyệt chủng khởi phát.Không những vậy, những thảm họa thiên nhiên như núi lửa phun trào, động đất, biến đổi khí hậu, hiện tượng do hoạt động của con người gây ra cũng góp phần khiến cuộc đại tuyệt chủng có nguy cơ xảy ra vào năm 2100.Nếu kịch bản tồi tệ nhất xảy ra vào năm 2100 thì mọi sự sống trên Trái đất có nguy cơ bị hủy diệt. Lúc ấy, ngày tận thế sẽ trở thành sự thật và con người khó có thể tồn tại trong môi trường đó.Để ngăn không xảy ra thảm họa diệt vong năm 2100, các chuyên gia nỗ lực kêu gọi các nước cắt giảm lượng khí thải carbon cũng như thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ môi trường. Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THDT.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học và Công nghệ Massachusetts (MIT) gây chú ý khi đưa ra dự đoán về thế giới sẽ kết thúc vào năm 2100.
Theo các chuyên gia, cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 có nguy cơ xảy ra vào năm 2100 là do sự gia tăng của lượng carbon mà con người thải ra khí quyển.
Dự đoán này được các chuyên gia đưa ra dựa trên số liệu thu được qua nghiên cứu 5 cuộc đại tuyệt chủng đã xảy ra trong 540 triệu năm qua.
Giáo sư Daniel Rothman từ MIT cho biết 4 trong 5 cuộc đại tuyệt chủng từng xảy ra khi sự xáo trộn chu kỳ carbon tự nhiên vượt "ngưỡng gây thảm họa".
Trong số này, cuộc đại tuyệt chủng tồi tệ nhất là Great Dying đã xóa sổ 96% sinh vật trên Trái Đất vào 248 triệu năm trước. Thảm kịch tồi tệ này xảy ra khi sự xáo trộn vượt ngưỡng gây thảm họa ở mức cao nhất từng được biết đến.
Giáo sư Rothman cùng các đồng nghiệp xây dựng công thức tính toán lượng carbon có thể được thải ra khí quyển trước khi cuộc đại tuyệt chủng lần 6 bắt đầu vào cuối thế kỷ này.
Theo tính toán của các chuyên gia, Trái Đất sẽ tiếp nhận thêm 310 tỷ tấn carbon trước khi cuộc đại tuyệt chủng khởi phát.
Không những vậy, những thảm họa thiên nhiên như núi lửa phun trào, động đất, biến đổi khí hậu, hiện tượng do hoạt động của con người gây ra cũng góp phần khiến cuộc đại tuyệt chủng có nguy cơ xảy ra vào năm 2100.
Nếu kịch bản tồi tệ nhất xảy ra vào năm 2100 thì mọi sự sống trên Trái đất có nguy cơ bị hủy diệt. Lúc ấy, ngày tận thế sẽ trở thành sự thật và con người khó có thể tồn tại trong môi trường đó.
Để ngăn không xảy ra thảm họa diệt vong năm 2100, các chuyên gia nỗ lực kêu gọi các nước cắt giảm lượng khí thải carbon cũng như thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ môi trường.
Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THDT.