Theo các chuyên gia, ngôi sao "xác sống" vô cùng hiếm gặp. Những ngôi sao này đi ngược lại quy tắc của vũ trụ.Cụ thể, khi một ngôi sao đến thời kỳ cuối cùng, nó sẽ bước vào trạng thái siêu tân tinh (supernova). Khi ấy, một vụ nổ khổng lồ xảy ra khiến ngôi sao rực rỡ hẳn lên. Đây được xem là sự hủy diệt đối với ngôi sao bởi nó sẽ phai mờ dần và hoàn toàn biến mất.Thế nhưng, một số ngôi sao dù đã trải qua vụ nổ siêu tân tinh nhưng vẫn tồn tại, thậm chí còn di chuyển trong dải ngân hà.Chính vì vậy, khoa học còn gọi chúng là những ngôi sao "xác sống".Mới đây, các nhà khoa học, nhà thiên văn phát hiện 3 ngôi sao "xác sống" gồm: J1603−6613, J1825−3757 và J0905 + 2510.Ba ngôi sao "xác sống" này có điểm chung với ngôi sao LP 40-365. Sau vụ nổ siêu tân tinh, ngôi sao LP 40-365 được các nhà thiên văn xác nhận xuất hiện trở lại vào năm 2017.3 ngôi sao "xác sống" mới phát hiện có điểm chung với LP 40-365 cả về kích cỡ lẫn khối lượng. Chúng được cho là phần còn sót lại của những ngôi sao lùn trắng sống sót sau khi trải qua trạng thái siêu tân tinh.Các ngôi sao: J1603−6613, J1825−3757 và J0905 + 2510 đều có khí quyển được tạo ra từ neon, oxy và magnesium. Những điều này phù hợp với đặc điểm của một ngôi sao sau trạng thái siêu tân tinh."Những ngôi sao giống như đã cố gắng tiến vào trạng thái siêu tân tinh nhưng không thành công. Họ đi qua ngọn lửa và trở ra", chuyên gia thiên văn Ashley Pagnotta từ ĐH Charleston (Nam Carolina) bình luận về ngôi sao "xác sống".Cho đến nay, nhiều bí ẩn về ngôi sao "xác sống" vẫn chưa được các chuyên gia khoa học, thiên văn giải mã. Công chúng hy vọng, các chuyên gia sẽ sớm giải đáp thành công những bí ẩn này trong tương lai không xa.Video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ (nguồn: Cuộc Sống Thực/Youtube)
Theo các chuyên gia, ngôi sao "xác sống" vô cùng hiếm gặp. Những ngôi sao này đi ngược lại quy tắc của vũ trụ.
Cụ thể, khi một ngôi sao đến thời kỳ cuối cùng, nó sẽ bước vào trạng thái siêu tân tinh (supernova). Khi ấy, một vụ nổ khổng lồ xảy ra khiến ngôi sao rực rỡ hẳn lên. Đây được xem là sự hủy diệt đối với ngôi sao bởi nó sẽ phai mờ dần và hoàn toàn biến mất.
Thế nhưng, một số ngôi sao dù đã trải qua vụ nổ siêu tân tinh nhưng vẫn tồn tại, thậm chí còn di chuyển trong dải ngân hà.
Chính vì vậy, khoa học còn gọi chúng là những ngôi sao "xác sống".
Mới đây, các nhà khoa học, nhà thiên văn phát hiện 3 ngôi sao "xác sống" gồm: J1603−6613, J1825−3757 và J0905 + 2510.
Ba ngôi sao "xác sống" này có điểm chung với ngôi sao LP 40-365. Sau vụ nổ siêu tân tinh, ngôi sao LP 40-365 được các nhà thiên văn xác nhận xuất hiện trở lại vào năm 2017.
3 ngôi sao "xác sống" mới phát hiện có điểm chung với LP 40-365 cả về kích cỡ lẫn khối lượng. Chúng được cho là phần còn sót lại của những ngôi sao lùn trắng sống sót sau khi trải qua trạng thái siêu tân tinh.
Các ngôi sao: J1603−6613, J1825−3757 và J0905 + 2510 đều có khí quyển được tạo ra từ neon, oxy và magnesium. Những điều này phù hợp với đặc điểm của một ngôi sao sau trạng thái siêu tân tinh.
"Những ngôi sao giống như đã cố gắng tiến vào trạng thái siêu tân tinh nhưng không thành công. Họ đi qua ngọn lửa và trở ra", chuyên gia thiên văn Ashley Pagnotta từ ĐH Charleston (Nam Carolina) bình luận về ngôi sao "xác sống".
Cho đến nay, nhiều bí ẩn về ngôi sao "xác sống" vẫn chưa được các chuyên gia khoa học, thiên văn giải mã. Công chúng hy vọng, các chuyên gia sẽ sớm giải đáp thành công những bí ẩn này trong tương lai không xa.
Video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ (nguồn: Cuộc Sống Thực/Youtube)