Tần Thủy Hoàng (259 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên), tên thật là Doanh Chính, ghi danh vào lịch sử là Hoàng đế đầu tiên của một Trung Hoa thống nhất. Ông hoàng này có công thống nhất 6 nước chư hầu, xây dựng đất nước Trung Hoa hùng mạnh.Sau 16 năm cầm quyền, Tần Thủy Hoàng băng hà. Con trai thứ 18 của ông là Hồ Hợi kế thừa ngai vàng, trở thành tân vương. Ông được gọi là Tần Nhị Thế. Việc Hồ Hợi lên ngôi báu được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là có đóng góp to lớn của thừa tướng Lý Tư, thái giám Triệu Cao.Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, con trai cả là Doanh Phù Tô nghiễm nhiên là người kế vị. Thế nhưng, thừa tướng Lý Tư, thái giám Triệu Cao đã hủy di chiếu thật của Tần Thủy Hoàng.Thay vào đó, họ làm ra chiếu thư khác với nội dung lập hoàng tử Hồ Hợi làm hoàng đế. Thái tử Phù Tô cùng tướng quân Mộng Điềm bị ép phải tự sát.Thuận lợi đăng cơ lên ngai báu, Tần Nhị Thế không có tài trị nước và có những quyết sách sai lầm khiến mọi thành quả mà vua cha đã đạt được bị đạp đổ.Trong số này có việc khi mai táng Tần Thủy Hoàng, Tần Nhị Thế hạ lệnh tất cả phi tần không sinh con cho vua cha và những người thợ tham gia xây lăng đều phải tuẫn táng.Tiếp đến, Tần Nhị Thế giết những đại thần và cả anh chị em trong hoàng tộc có ý kiến chống đối hoặc bị coi là kẻ thù.Tần Nhị Thế còn mải mê ăn chơi, thường xuyên chìm đắm trong các bữa tiệc rượu linh đình. Ông hoàng này cho xây tiếp cung A Phòng và tốn rất nhiều tiền bạc và công sức của người dân.Theo đó, dưới thời Tần Nhị Thế, nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra nhưng Triệu Cao giấu giếm không báo cho nhà vua. Thậm chí, về sau, Triệu Cao âm mưu với con rể là Diễm Nhạc phế truất Tần Nhị Thế.Cuối cùng, Tần Nhị Thế phải uống thuốc độc tự sát sau 3 năm làm vua. Ông hoàng này chỉ được chôn theo nghi thức thường dân và nhà Tần dần lụi tàn.Mời độc giả xem video: Các cặp đôi Trung Quốc chi mạnh cho các bộ ảnh cưới chụp trong nhà. Nguồn: VTV24.
Tần Thủy Hoàng (259 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên), tên thật là Doanh Chính, ghi danh vào lịch sử là Hoàng đế đầu tiên của một Trung Hoa thống nhất. Ông hoàng này có công thống nhất 6 nước chư hầu, xây dựng đất nước Trung Hoa hùng mạnh.
Sau 16 năm cầm quyền, Tần Thủy Hoàng băng hà. Con trai thứ 18 của ông là Hồ Hợi kế thừa ngai vàng, trở thành tân vương. Ông được gọi là Tần Nhị Thế. Việc Hồ Hợi lên ngôi báu được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là có đóng góp to lớn của thừa tướng Lý Tư, thái giám Triệu Cao.
Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, con trai cả là Doanh Phù Tô nghiễm nhiên là người kế vị. Thế nhưng, thừa tướng Lý Tư, thái giám Triệu Cao đã hủy di chiếu thật của Tần Thủy Hoàng.
Thay vào đó, họ làm ra chiếu thư khác với nội dung lập hoàng tử Hồ Hợi làm hoàng đế. Thái tử Phù Tô cùng tướng quân Mộng Điềm bị ép phải tự sát.
Thuận lợi đăng cơ lên ngai báu, Tần Nhị Thế không có tài trị nước và có những quyết sách sai lầm khiến mọi thành quả mà vua cha đã đạt được bị đạp đổ.
Trong số này có việc khi mai táng Tần Thủy Hoàng, Tần Nhị Thế hạ lệnh tất cả phi tần không sinh con cho vua cha và những người thợ tham gia xây lăng đều phải tuẫn táng.
Tiếp đến, Tần Nhị Thế giết những đại thần và cả anh chị em trong hoàng tộc có ý kiến chống đối hoặc bị coi là kẻ thù.
Tần Nhị Thế còn mải mê ăn chơi, thường xuyên chìm đắm trong các bữa tiệc rượu linh đình. Ông hoàng này cho xây tiếp cung A Phòng và tốn rất nhiều tiền bạc và công sức của người dân.
Theo đó, dưới thời Tần Nhị Thế, nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra nhưng Triệu Cao giấu giếm không báo cho nhà vua. Thậm chí, về sau, Triệu Cao âm mưu với con rể là Diễm Nhạc phế truất Tần Nhị Thế.
Cuối cùng, Tần Nhị Thế phải uống thuốc độc tự sát sau 3 năm làm vua. Ông hoàng này chỉ được chôn theo nghi thức thường dân và nhà Tần dần lụi tàn.
Mời độc giả xem video: Các cặp đôi Trung Quốc chi mạnh cho các bộ ảnh cưới chụp trong nhà. Nguồn: VTV24.