Xã Đông Hội, huyện Đông Anh là quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bên Quốc lộ 3 ở trung tâm xã Đông Hội có Khu lưu niệm Cây đa Bác Hồ, một địa danh lịch sử gắn liền với phong trào Tết trồng cây do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng.Ngược dòng lịch sử, sau cuộc khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Bác Hồ trở về Thủ đô. Vào dịp Tết cổ truyền hàng năm, Người lại dành thời gian đi thăm đồng bào, chiến sĩ và trồng cây lưu niệm. Đến ngày 28/11/1959, Người chính thức phát động “Tết trồng cây”. (Ảnh: Bác Hồ trồng cây đa trên đồi Vật Lại Ba Vì, Hà Tây cũ mùng 1 Tết Kỷ Dậu 1969)Kể từ đó, Bác Hồ đã trồng nhiều cây đa lưu niệm tại các địa phương khác nhau. Cây đa thứ nhất được người trồng ngày 11/1/1960 tại Công viên Bảy Mẫu (Hà Nội), sau này là Công viên Thống Nhất. Cây đa thứ hai được Bác Hồ trồng ngày 31/1/1965 ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.Theo “Sự tích về những cây đa Bác trồng” của tác giả Bùi Thái Bình, sáng ngày 31/1/1965, huyện Đông Anh tổ chức Tết Trồng cây ở xã Đông Hội. Nhân dân đi trồng cây rất đông. Trong tiếng trống ếch rộn ràng của các cháu thiếu nhi, các cụ già hăng hái đào hố, đặt cây.Đúng lúc đó thì Bác Hồ đến thăm! Mọi người chen nhau vòng quanh Bác. Bác vẫy tay cho các cháu thiếu nhi im lặng rồi nói vui: "Các cụ, các chú trồng mười cây sống cả mười cây thì hơn, hay trồng sáu mươi cây chết cả sáu mươi?".Các thanh niên trả lời: “Thưa Bác, chúng cháu quyết trồng mười cây ăn cả mười ạ”. Bác khen như thế là tốt. Rồi Bác xắn quần cùng mọi người đi lên gò.Ở đây bà con đang đào một cái hố rộng. Mọi người mời Bác cùng các cụ già trồng một cây đa. Bác vui vẻ nhận lời. Xem lại cây đa cẩn thận, đặt cây cho thẳng, rồi Bác cùng mọi người xúc đất tốt đắp vào gốc cây.Người căn dặn: “Các cụ, các cô, các chú trồng cây nào, phải trông nom, tưới tắm cây ấy cho thật tốt. Các cháu nhỏ chăn trâu không được làm hư hại cây...”.Nhìn những lát xẻng xúc đất nhanh nhẹn của Bác Hồ, ai cũng xúc động và thầm mong cho Người luôn khỏe mạnh.Sau ngày 31/1/1965 lịch sử ấy, các cụ già làng Đông Hội thay nhau chăm sóc cây đa Bác trồng. Cây đa ngày càng lớn, bà con bảo nhau xây tường gạch bao quanh gò, có đường lên xây bậc rất dễ đi.Sau ngày Bác Hồ mất, để tưởng nhớ Người, cán bộ và nhân dân Đông Hội, Đông Anh lấy ngày Bác về thăm làm ngày hội truyền thống. Địa điểm Bác trồng cây đa được gìn giữ như một di tích lịch sử cách mạng của địa phương.Vào ngày 31/1/2005, Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, khi đó là Bí thư Thành ủy Hà Nội, đã về Đông Hội dự lễ kỷ niệm 40 năm Bác Hồ về thăm và trồng cây lưu niệm ở quê hương. Nhân dịp này, đồng chí đã trồng một cây hoa ngọc lan cạnh cây đa lịch sử của Bác Hồ.Mời quý độc giả xem video Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ký ức của những người bạn thuở thiếu thời. Nguồn: VTV24.
Xã Đông Hội, huyện Đông Anh là quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bên Quốc lộ 3 ở trung tâm xã Đông Hội có Khu lưu niệm Cây đa Bác Hồ, một địa danh lịch sử gắn liền với phong trào Tết trồng cây do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng.
Ngược dòng lịch sử, sau cuộc khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Bác Hồ trở về Thủ đô. Vào dịp Tết cổ truyền hàng năm, Người lại dành thời gian đi thăm đồng bào, chiến sĩ và trồng cây lưu niệm. Đến ngày 28/11/1959, Người chính thức phát động “Tết trồng cây”. (Ảnh: Bác Hồ trồng cây đa trên đồi Vật Lại Ba Vì, Hà Tây cũ mùng 1 Tết Kỷ Dậu 1969)
Kể từ đó, Bác Hồ đã trồng nhiều cây đa lưu niệm tại các địa phương khác nhau. Cây đa thứ nhất được người trồng ngày 11/1/1960 tại Công viên Bảy Mẫu (Hà Nội), sau này là Công viên Thống Nhất. Cây đa thứ hai được Bác Hồ trồng ngày 31/1/1965 ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Theo “Sự tích về những cây đa Bác trồng” của tác giả Bùi Thái Bình, sáng ngày 31/1/1965, huyện Đông Anh tổ chức Tết Trồng cây ở xã Đông Hội. Nhân dân đi trồng cây rất đông. Trong tiếng trống ếch rộn ràng của các cháu thiếu nhi, các cụ già hăng hái đào hố, đặt cây.
Đúng lúc đó thì Bác Hồ đến thăm! Mọi người chen nhau vòng quanh Bác. Bác vẫy tay cho các cháu thiếu nhi im lặng rồi nói vui: "Các cụ, các chú trồng mười cây sống cả mười cây thì hơn, hay trồng sáu mươi cây chết cả sáu mươi?".
Các thanh niên trả lời: “Thưa Bác, chúng cháu quyết trồng mười cây ăn cả mười ạ”. Bác khen như thế là tốt. Rồi Bác xắn quần cùng mọi người đi lên gò.
Ở đây bà con đang đào một cái hố rộng. Mọi người mời Bác cùng các cụ già trồng một cây đa. Bác vui vẻ nhận lời. Xem lại cây đa cẩn thận, đặt cây cho thẳng, rồi Bác cùng mọi người xúc đất tốt đắp vào gốc cây.
Người căn dặn: “Các cụ, các cô, các chú trồng cây nào, phải trông nom, tưới tắm cây ấy cho thật tốt. Các cháu nhỏ chăn trâu không được làm hư hại cây...”.
Nhìn những lát xẻng xúc đất nhanh nhẹn của Bác Hồ, ai cũng xúc động và thầm mong cho Người luôn khỏe mạnh.
Sau ngày 31/1/1965 lịch sử ấy, các cụ già làng Đông Hội thay nhau chăm sóc cây đa Bác trồng. Cây đa ngày càng lớn, bà con bảo nhau xây tường gạch bao quanh gò, có đường lên xây bậc rất dễ đi.
Sau ngày Bác Hồ mất, để tưởng nhớ Người, cán bộ và nhân dân Đông Hội, Đông Anh lấy ngày Bác về thăm làm ngày hội truyền thống. Địa điểm Bác trồng cây đa được gìn giữ như một di tích lịch sử cách mạng của địa phương.
Vào ngày 31/1/2005, Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, khi đó là Bí thư Thành ủy Hà Nội, đã về Đông Hội dự lễ kỷ niệm 40 năm Bác Hồ về thăm và trồng cây lưu niệm ở quê hương. Nhân dịp này, đồng chí đã trồng một cây hoa ngọc lan cạnh cây đa lịch sử của Bác Hồ.
Mời quý độc giả xem video Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ký ức của những người bạn thuở thiếu thời. Nguồn: VTV24.