Tục thờ chó đá là một tín ngưỡng độc đáo, đã có từ rất lâu và được người Việt lưu truyền đến tận ngày nay. Điều này thể hiện qua những bức tượng chó đá hiện diện ở các đền, miếu, lăng mộ... tại nhiều địa phương. Ảnh: Cặp chó đá ở lối vào đền Thủy Trung Tiên, Ba Đình, Hà Nội.Tục thờ này xuất phát từ một quan niệm của người xưa rằng tiếng chó sủa có thể xua đuổi được ma quỷ. Vì vậy, chó đá được đặt trước cổng nhà, cổng các công trình thờ tự... như một linh vật cầu phúc, trừ tà. Ảnh: Cận cảnh một con chó đá ở đền Thủy Trung Tiên.Trong kho tàng cổ tích Việt Nam vẫn còn lưu truyền một câu chuyện đặc sắc về chó đá. Chuyện kể rằng, có người học trò vào nhà thầy giáo, khi qua cửa thì con chó đá nhỏm dậy tỏ vẻ mừng rỡ... Ảnh: Tượng chó đá ở đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn, Đông Anh, Hà Nội.Lấy làm lạ, người học trò hỏi chó: “Anh em học trò qua đây cũng đông, sao mày chỉ mừng một mình tao?”. Con chó đáp: “Khoa thi này chỉ có mình thầy đậu thôi. Số trời đã định, tôi phải kính trọng mừng thầy”. Ảnh: Chó đá ở lăng Quận công Phạm Mẫn Trực, Hoài Đức, Hà Nội.Người học trò nghe nói vậy liền kể cho cha mẹ nghe. Từ đó, người cha lên mặt hống hách. Ông ta dắt trâu ra đồng, cho trâu dẫm cả vào lúa non của người khác. Ảnh: Chó đá lăng ở Quận công Phạm Mẫn Trực, Hoài Đức, Hà Nội.Người dân góp ý, ông ta dọa dẫm: “Khoa này con ông đỗ, rồi chúng mày sẽ biết tay ông”. Dân làng nghe ông nói vậy, cũng có lòng nể sợ, không muốn lôi thôi. Ảnh: Chó đá lăng Quận công Phạm Đôn Nghị, Hoài Đức, Hà Nội.Nhưng những ngày sau, người học trò đi qua, không thấy chó đá nhỏm dậy vẫy đuôi mừng. Người học trò hỏi: “Mọi buổi tao qua đây, mày vẫn đứng dậy mừng, hôm nay sao mày không đứng dậy nữa?”. Ảnh: Chó đá lăng Quận công Phạm Đôn Nghị, Hoài Đức, Hà Nội.Con chó đá nói: “Tại cha thầy lên mặt hách dịch với dân làng nên Thiên Tào đã gạch tên thầy đi, khoa này thầy không đỗ được nên tôi không phải mừng thầy nữa”. Ảnh: Chó đá lăng Quận Nghi, Đông Sơn, Thanh Hóa.Người học trò đem chuyện kể lại với cha, người cha lấy làm hối hận, rồi từ đó không những không lên mặt hống hách mà còn xin lỗi những người mà mình đã xúc phạm. Ảnh: Chó đá lăng Quận Nghi, Đông Sơn, Thanh Hóa.Khoa ấy, người học trò dù đã lọt qua mấy kỳ nhưng không đỗ thật. Tuy vậy, người học trò cũng không lấy làm nản, càng chăm chỉ học hành. Người cha cũng không lấy làm oán hận, càng tu thân tích đức để chuộc lỗi. Ảnh: Chó đá lăng Quan Đề đốc, Hoài Đức, Hà Nội.Ba năm sau, người học trò đi qua chỗ con chó đá, lại thấy nó đứng dậy mừng rỡ như trước. Con chó đá bảo: “Nhà thầy tu nhân tích đức đã ba năm nay, đủ chuộc lại những lỗi lầm trước rồi nên sổ Thiên Tào lại định cho thầy khoa này thi đỗ”. Ảnh: Chó đá lăng Quan Đề đốc, Hoài Đức, Hà Nội.Người học trò mừng vui nhưng không nói cho cha mẹ nghe nữa, chỉ ra sức cố học. Khoa ấy quả nhiên anh thi đỗ cao, làm rạng danh cả dòng họ... Ảnh: Chó đá lăng Quận Vân, Thường Tín, Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam: Di sản nhân loại. Nguồn: VTC14.
Tục thờ chó đá là một tín ngưỡng độc đáo, đã có từ rất lâu và được người Việt lưu truyền đến tận ngày nay. Điều này thể hiện qua những bức tượng chó đá hiện diện ở các đền, miếu, lăng mộ... tại nhiều địa phương. Ảnh: Cặp chó đá ở lối vào đền Thủy Trung Tiên, Ba Đình, Hà Nội.
Tục thờ này xuất phát từ một quan niệm của người xưa rằng tiếng chó sủa có thể xua đuổi được ma quỷ. Vì vậy, chó đá được đặt trước cổng nhà, cổng các công trình thờ tự... như một linh vật cầu phúc, trừ tà. Ảnh: Cận cảnh một con chó đá ở đền Thủy Trung Tiên.
Trong kho tàng cổ tích Việt Nam vẫn còn lưu truyền một câu chuyện đặc sắc về chó đá. Chuyện kể rằng, có người học trò vào nhà thầy giáo, khi qua cửa thì con chó đá nhỏm dậy tỏ vẻ mừng rỡ... Ảnh: Tượng chó đá ở đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn, Đông Anh, Hà Nội.
Lấy làm lạ, người học trò hỏi chó: “Anh em học trò qua đây cũng đông, sao mày chỉ mừng một mình tao?”. Con chó đáp: “Khoa thi này chỉ có mình thầy đậu thôi. Số trời đã định, tôi phải kính trọng mừng thầy”. Ảnh: Chó đá ở lăng Quận công Phạm Mẫn Trực, Hoài Đức, Hà Nội.
Người học trò nghe nói vậy liền kể cho cha mẹ nghe. Từ đó, người cha lên mặt hống hách. Ông ta dắt trâu ra đồng, cho trâu dẫm cả vào lúa non của người khác. Ảnh: Chó đá lăng ở Quận công Phạm Mẫn Trực, Hoài Đức, Hà Nội.
Người dân góp ý, ông ta dọa dẫm: “Khoa này con ông đỗ, rồi chúng mày sẽ biết tay ông”. Dân làng nghe ông nói vậy, cũng có lòng nể sợ, không muốn lôi thôi. Ảnh: Chó đá lăng Quận công Phạm Đôn Nghị, Hoài Đức, Hà Nội.
Nhưng những ngày sau, người học trò đi qua, không thấy chó đá nhỏm dậy vẫy đuôi mừng. Người học trò hỏi: “Mọi buổi tao qua đây, mày vẫn đứng dậy mừng, hôm nay sao mày không đứng dậy nữa?”. Ảnh: Chó đá lăng Quận công Phạm Đôn Nghị, Hoài Đức, Hà Nội.
Con chó đá nói: “Tại cha thầy lên mặt hách dịch với dân làng nên Thiên Tào đã gạch tên thầy đi, khoa này thầy không đỗ được nên tôi không phải mừng thầy nữa”. Ảnh: Chó đá lăng Quận Nghi, Đông Sơn, Thanh Hóa.
Người học trò đem chuyện kể lại với cha, người cha lấy làm hối hận, rồi từ đó không những không lên mặt hống hách mà còn xin lỗi những người mà mình đã xúc phạm. Ảnh: Chó đá lăng Quận Nghi, Đông Sơn, Thanh Hóa.
Khoa ấy, người học trò dù đã lọt qua mấy kỳ nhưng không đỗ thật. Tuy vậy, người học trò cũng không lấy làm nản, càng chăm chỉ học hành. Người cha cũng không lấy làm oán hận, càng tu thân tích đức để chuộc lỗi. Ảnh: Chó đá lăng Quan Đề đốc, Hoài Đức, Hà Nội.
Ba năm sau, người học trò đi qua chỗ con chó đá, lại thấy nó đứng dậy mừng rỡ như trước. Con chó đá bảo: “Nhà thầy tu nhân tích đức đã ba năm nay, đủ chuộc lại những lỗi lầm trước rồi nên sổ Thiên Tào lại định cho thầy khoa này thi đỗ”. Ảnh: Chó đá lăng Quan Đề đốc, Hoài Đức, Hà Nội.
Người học trò mừng vui nhưng không nói cho cha mẹ nghe nữa, chỉ ra sức cố học. Khoa ấy quả nhiên anh thi đỗ cao, làm rạng danh cả dòng họ... Ảnh: Chó đá lăng Quận Vân, Thường Tín, Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam: Di sản nhân loại. Nguồn: VTC14.